Bộ Công Thương không muốn dời trụ sở về Tây Hồ Tây

Bộ Công Thương đã có văn bản góp ý, trả lời Bộ Xây dựng về việc lấy ý kiến quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
Bộ Công Thương không muốn dời trụ sở về Tây Hồ Tây

Theo văn bản trả lời thì trụ sở chính của Bộ Công Thương tại địa điểm 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, có tổng diện tích đất bằng hơn 9.500 m2, diện tích sàn hơn 17.000 m2. Đây là nơi bố trí các vụ, thanh tra, văn phòng bộ và Cục Xuất nhập khẩu làm việc tại trụ sở chính.

Bên cạnh địa điểm trên, Bộ Công Thương hiện đang bố trí trụ sở làm việc của đơn vị trực thuộc tại các số 21, 23, 25 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm), với diện tích đất hơn 4.000 m2, diện tích sàn 12.000 m2, đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp toàn bộ cơ sở này năm 2012. Hiện đây là trụ sở làm việc của các cục, công đoàn Công Thương Việt Nam và Đảng ủy Khối Công nghiệp Hà Nội.

Địa điểm 91 Đinh Tiên Hoàng có diện tích đất hơn 179 m2, hiện là trụ sở làm việc của Cục Xúc tiến thương mại. Địa điểm 20 Lý Thường Kiệt có diện tích 672 m2, diện tích sàn 3.600 m2, hiện là trụ sở làm việc của Cục Xúc tiến thương mại.

Bộ Công Thương còn có địa điểm tại số 655 đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Diện tích đất hơn 8.500 m2, diện tích sàn 23.000 m2, hiện là trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

Căn cứ hiện trạng trên, Bộ Công Thương cho biết, trụ sở làm việc của Bộ hiện đã ổn định, đủ diện tích bố trí cho khoảng 1.500 người làm việc đến năm 2030.

Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục được sử dụng các trụ sở hiện có đến năm 2030, không di chuyển trụ sở làm việc đến khu vực Tây Hồ Tây.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ trương chung của Chính phủ "bắt buộc phải di chuyển" trụ sở làm việc của hệ thống bộ máy hành chính về địa điểm mới quy hoạch tại khu Tây Hồ Tây, Bộ Công Thương muốn được quy hoạch theo phương án phân lô đất. Song lô đất này phải có diện tích tối thiểu 25.000 m2, để phù hợp với biên chế và nhu cầu đến năm 2030 của Bộ Công Thương.

Hiện tại, Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành về khu Mễ Trì và Tây Hồ Tây.

Theo đó, khu trụ sở bộ ngành tại Tây Hồ Tây 20 ha, gồm 5 bộ ngành thuộc khối kinh tế là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng với bình quân 2-3,5 ha/cơ quan. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là hơn 8.500 tỷ đồng.

Khu trụ sở bộ ngành tại Mễ Trì quy mô 55 ha gồm có 6 cơ quan thuộc khối văn xã là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (4,1 ha), Bộ Thông tin và Truyền thông (2,87 ha), Bộ Giáo dục và Đào tạo (3,52 ha), Bộ Y tế (2,36 ha), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (3,32 ha), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2,53 ha). Tổng nhu cầu vốn dự kiến là trên 9.400 tỷ.

Dự tính, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây mới 13 trụ sở sau di dời vào khoảng 17.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...