Bộ Công Thương muốn EU giảm thiểu biện pháp kiểm tra dư lượng EO trong mì ăn liền

Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam có ý kiến để tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mì ăn liền bị kiểm soát dư lượng ethylene oxide (dư lượng EO).
Bộ Công Thương muốn EU giảm thiểu biện pháp kiểm tra dư lượng EO trong mì ăn liền
dư lượng EO trong mỳ ăn liền

Hơn 8 tháng triển khai quy định của EU, việc cấp chứng nhận cho từng lô hàng mì ăn liền xuất khẩu vào EU đã và đang tạo gánh nặng đáng kể về hành chính và chi phí thương mại đối với Việt Nam...

Các nước gồm Đức, Ba Lan, Malta đã gửi cảnh báo đối với các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở Việt Nam vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, cụ thể là dư lượng EO của EU.

Đức cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) bị phát hiện dư lượng EO vượt ngưỡng quy định của EU.

Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon, quận Tân Phú, TP.HCM) và nước này đã trả lại lô hàng này. 

Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia. Malta xác định mối nguy là sản xuất từ gạo biến đổi gene trái phép nên đã thực hiện biện pháp giám sát và thu hồi sản phẩm.

Vì vậy, kể từ tháng 2/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào diện áp dụng quy định Regulation (EU) 2019/1793 để kiểm soát dư lượng EO. 

Đối tượng kiểm soát dư lượng EO bao gồm các sản phẩm chế biến bột nói chung và các sản phẩm mì ăn liền nói riêng tại Việt Nam với 3 nhóm chính: nhóm sản phẩm sản xuất trong nước; nhóm sản phẩm nhập khẩu và nhóm sản phẩm xuất khẩu để kiểm nghiệm, đánh giá tính an toàn.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết, đã đề nghị tổ công tác của Văn phòng SPS Việt Nam trao đổi với cơ quan có liên quan, trong đó nêu những quan ngại về những khác biệt trong áp dụng quy định kiểm soát dư lượng EO trong thực phẩm bởi các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đồng thời đề nghị EU cung cấp số liệu thống kê và đánh giá về việc kiểm soát dư lượng EO trong mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam từ tháng 2/2022 đến nay, làm rõ cơ sở để áp dụng, duy trì cũng như giảm thiểu biện pháp kiểm tra và yêu cầu giấy chứng nhận dư lượng EO, xây dựng kế hoạch từng bước dỡ bỏ các biện pháp này.

Ethylene Oxide (EO) là một hợp chất hữu cơ thường thấy ở dạng khí không màu và rất dễ cháy, được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng rất hiệu quả dành cho sản phẩm nông sản, thực phẩm. Ethylene Oxide có tính xuyên thấu tốt, thẩm thấu xuyên qua các chất liệu như giấy, nhựa, vải. Nhưng vì thế mà nó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, đột biến gen khi tiếp xúc thường xuyên. Do nhiều lo ngại về vấn đề sức khỏe do Ethylene Oxide gây ra trên người nên Cơ quan quản lý thực phẩm Mỹ và châu Âu cũng có nhiều khuyến cáo về chất này. Thị trường các nước ở Châu Âu, Canada và Mỹ, thực phẩm được khử trùng bằng Ethylene Oxide là không được phép.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...