EU đưa ra khuyến nghị kiểm soát dư lượng Furan và Alkylfurans trong thực phẩm

Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra khuyến nghị các nước thành viên tăng cường quản lý sự có mặt của Furan và Alkyfurans trong thực phẩm.

Đây là khuyến nghị để các nước thành viên EU tăng cường theo dõi dư lượng Furan và Alkyfurans. Dự báo trong thời gian tới, các nước thành viên EU sẽ thường xuyên lấy mẫu với các sản phẩm liên quan và tiến hành phân tích dư lượng. Mức dư lượng cho phép với cà phê là dưới 20 µg/kg, với các thực phẩm khác là 5 µg/kg.

Theo tìm hiểu, Furan và Alkylfuran là hợp chất sinh ra trong quá trình xử lý nhiệt, có thể gây ung thư, và thường tìm thấy trong cà phê, thực phẩm đóng hộp của trẻ em, bánh bisquit, nước hoa quả, súp ăn liền, ngũ cốc ăn sáng, các loại snack ròn, khoai tây xấy.

Trước thông tin trên Bộ Công thương khuyến cáo, Việt Nam xuất khẩu nhiều cà phê và một số loại hoa quả, do vậy, đề nghị doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến sự có mặt của các chất này trong sản phẩm của mình. Nếu trong các sản phẩm của Việt Nam có dư lượng Furan và Alkylfuran vượt mức với tần suất nhiều thì các sản phẩm đó có khả năng sẽ bị đưa vào cảnh báo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.