Bộ Giao thông vận tải đề xuất dùng 9.300 tỷ đồng để cải tạo Quốc lộ 53, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91B

Quốc lộ 53, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91B sẽ được đầu tư với quy mô cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m...

Bộ Giao thông vận tải đề xuất dùng 9.300 tỷ đồng để cải tạo Quốc lộ 53, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91B
Bộ Giao thông vận tải đề xuất dùng 9.300 tỷ đồng để cải tạo Quốc lộ 53, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91B

Bộ Giao thông vận tải đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang về phê duyệt chủ trương nâng cấp, cải tạo 3 tuyến đường Quốc lộ 53, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91B tại Đồng bằng Sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Các tuyến quốc lộ trên nằm trên địa bàn 7 tỉnh gồm: Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Thời gian Bộ Giao thông vận tải đề xuất nâng cấp là 4 năm sau khi Hiệp định tài trợ của WB có hiệu lực, dự kiến từ năm 2024 - 2027.

Cụ thể, tại Quốc lộ 62, Bộ đề xuất nâng cấp đoạn từ Km4+200 ở nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến Km74 với chiều dài đầu tư khoảng 69km, trên địa bàn tỉnh Long An.

Tuyến đường được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Ở Quốc lộ 91B, Bộ Giao thông vận tải đề xuất nâng cấp đoạn Km2+604 ở ngã 5 cầu Cần Thơ đến Km 143+480 với chiều dài đầu tư khoảng 141km, trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Tuyến được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Những đoạn có nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m thì giữ nguyên quy mô và tăng cường mặt đường.

Còn Quốc lộ 53, Bộ đề xuất nâng cấp cầu Ngã Tư từ Km7+820 đến Km 8+730; đoạn Long Hồ - Ba Si từ Km11+295 đến Km 56+180 với tổng chiều dài đầu tư khoảng 41km, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Tuyến đường được đầu tư với quy mô cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, có 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Tại tờ trình, Bộ Giao thông vận tải cũng tính toán tổng mức đầu tư dự án gần 9.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 340 triệu USD. Trong đó, vốn vay của WB gần 6.300 tỷ đồng (hơn 263 triệu USD).

Về phương pháp triển khai các dự án, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phân chia thành 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1 là nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 53; dự án thành phần 2 là nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 62; dự án thành phần 3 là nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91B.

Được biết, ba dự án sau khi hoàn thành sẽ hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực các tỉnh, thành phố Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đồng thời, nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...