Cụ thể, đề xuất tăng trần giá vé máy bay này của Bộ Giao thông vận tải dựa trên cơ sở tác động của chi phí nhiên liệu, tỷ giá đến giá vé máy bay.
Theo kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải, Nhóm đường bay từ 500km đến dưới 850km, giá trần hiện tại 2,2 triệu, dự kiến sẽ lên 2,25 triệu, tăng 2,27%.
Từ 850km đến dưới 1.000km, giá trần hiện tại 2,79 triệu, dự kiến lên 2,89 triệu, tăng 3,85%
Từ 1.000km đến dưới 1.280km, giá trần hiện tại 3,2 triệu, dự kiến lên 3,4 triệu, tăng 6,25%.
Từ 1.280km trở lên giá trần hiện tại 3,75 triệu, dự kiến lên 4 triệu, tăng 6,67%.
Với mức tăng này, giá vé các đường bay như Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Phú Quốc sẽ tăng mạnh, còn nhóm đường bay dưới 500km như TP.HCM - Đà Lạt, Hà Nội - Vinh giữ nguyên.
Được biết, khung trần giá vé máy bay hiện hành áp dụng từ tháng 9/2015 tới nay. Nhưng chi phí nhiên liệu tại thời điểm tháng 2/2023 của các hãng hàng không tăng 45,51% so với tháng 9/2015, tác động làm tổng chi phí tăng 19,47% so với tháng 9/2015.
Tuy nhiên, việc tăng giá vé máy bay cũng cần được tính toán kỹ trong bối cảnh Chính phủ đang ra sức kiểm soát lạm phát. Do đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất tăng khung trần giá vé máy bay nội địa thêm bình quân 3,75% so với hiện hành.
Kiến nghị bỏ trần giá vé máy bay đã được các hãng hàng không gửi đến cơ quan chức năng từ năm 2005. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn là một trong số rất ít quốc gia còn duy trì khung giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.
Các mức giá trần vé máy bay thời gian qua được thực hiện theo Thông tư 53 ban hành năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải . Lần gần nhất khung trần này được điều chỉnh tăng là năm 2015.
Năm 2021, Cục Hàng không đã đề xuất bỏ trần giá vé trên đường bay có từ 3 hãng cùng khai thác để tăng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ