Bộ GTVT đề nghị cho nhân viên sân bay Nội Bài được sử dụng giấy đi đường cũ

Bộ GTVT đề nghị Hà Nội cho nhân viên hàng không vẫn được sử dụng mẫu giấy đi đường đã cấp trước ngày 4/9.
Bộ GTVT đề nghị cho nhân viên sân bay Nội Bài được sử dụng giấy đi đường cũ

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, cơ quan này đã đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép nhân viên hàng không được phép sử dụng giấy đi đường cũ, cấp trước ngày 4/9.

Theo Bộ GTVT, thực hiện Chỉ thị 20 của UBND TP Hà Nội, từ 7h ngày 4/9, các đầu cầu Thăng Long, Nhật Tân, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì là các cửa ngõ chính để kết nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm TP đã bố trí các điểm chốt trực kiểm soát dịch.

Trước quy định mới trong Chỉ thị 20 của UBND TP Hà Nội, ngay trong ngày 4/9, nhiều đơn vị ngành hàng không liên hệ với các đơn vị công an địa phương để cấp giấy đi đường có mã nhận diện theo quy định mới song các đơn vị đều chưa nhận được hướng dẫn cụ thể về khả năng cấp giấy đi đường theo phương thức mới cho nhân viên đi làm.

Tình hình trên hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng phần lớn nhân viên không thể đến sân bay làm việc. Kéo theo đó là nhiều bộ phận tại sân bay, nhiều hãng hàng không không có đủ nhân viên cần thiết để duy trì hoạt động. Điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì an ninh, an toàn hàng không và hoạt động của các chuyến bay, cũng như tiến độ của dự án sửa chữa, nâng cấp đường băng tại Nội Bài.

Hiện nay, sân bay Nội Bài có hơn 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không; 55 hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài; 5 cơ quan quản lý nhà nước với trên 10.000 nhân viên thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động.

Các đơn vị trên hoạt động trong một dây chuyền hàng không đồng bộ từ quản lý nhà nước chuyên ngành (hàng không, công an, hải quan, kiểm dịch y tế) tới duy trì hoạt động của sân bay, quản lý hoạt động bay, tổ chức các chuyến bay quốc tế, nội địa, cung cấp dịch vụ mặt đất, xăng dầu, suất ăn, kho hàng, dịch vụ phi hàng không… Phần lớn nhân viên của các đơn vị ở sân bay Nội Bài đang sinh sống tại trung tâm thành phố (vùng 1).

Theo Bộ GTVT, hiện nay chuyến bay sụt giảm, nhân viên chia ca làm luân phiên tại sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, toàn bộ các khâu phải đảm bảo việc tham gia thống nhất, đồng bộ để đảm bảo tổ chức, phục vụ các chuyến bay quốc tế, quốc nội, đặc biệt các chuyến bay đưa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn cán bộ y tế vào phía Nam chỉ đạo, thực hiện công tác chống dịch.

Đồng thời duy trì các chuyến bay quốc tế chuyên chở hành khách, hàng hóa để đảm bảo việc thông suốt của nền kinh tế, vận chuyển vắc xin, vật tư y tế phòng chống dịch trong nước.

Do đó, Bộ GTVT đề nghị UBND TP và Công an TP Hà Nội gia hạn thời gian áp dụng việc phải dùng giấy đi đường do công an cấp đối với cán bộ, nhân viên hàng không làm việc trên địa bàn sân bay Nội Bài.

Trong thời gian đó, việc kiểm soát tạm thời với cán bộ, nhân viên ngành hàng không hoạt động tại sân bay Nội Bài thực hiện trên cơ sở giấy đi đường của cá nhân từng đơn vị theo mẫu đã thực hiện trong giai đoạn trước ngày 4/9 và thẻ kiểm soát an ninh hàng không.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị TP Hà Nội bố trí một đầu mối để thực hiện cấp giấy đi đường theo mẫu mới và ưu tiên triển khai sớm cho cán bộ, nhân viên toàn bộ các đơn vị ngành hàng không hoạt động tại địa bàn sân bay Nội Bài.

Xem thêm

11 địa phương muốn xây dựng sân bay, Bộ GTVT nói “không”

11 địa phương muốn xây dựng sân bay, Bộ GTVT nói “không”

Bộ GTVT cho biết, qua rà soát và đối chiếu các tiêu chí quy hoạch cảng hàng không mới, đơn vị tư vấn ADPi đánh giá không cao về vị trí và nhu cầu vận chuyển hành khách không lớn để cần thiết phải xây dựng sân bay tại 11 địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...