Bộ GTVT gọi đầu tư 8 dự án PPP tuyến cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư 8 dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư PPP.

Sáng 17/5, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị Kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020). Tại đây, Bộ GTVT đã cung cấp thông tin về Dự án, quy trình sơ tuyển, yêu cầu năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư,... nhằm kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP.

Bộ GTVT cho biết, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, giai đoạn 2017-2020 sẽ đầu tư xây dựng 654km, chia thành 11 dự án thành phần gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Cụ thể, 8 dự án được đầu tư theo hình đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 104.079 tỷ đồng (vốn đầu tư Nhà nước 40.362 tỷ đồng), gồm: Mai Sơn – Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Đồng Nai. 
Trong 8 dự án trên, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến cao nhất là Phan Thiết – Dầu Giây (dài 98km) với 19.571 tỷ đồng (vốn đầu tư Nhà nước 5.551 tỷ đồng), dự án có tổng mức đầu tư dự kiến thấp nhất là Nha Trang – Cam Lâm (dài 29km) với 5.131 tỷ đồng (vốn đầu tư Nhà nước 2.532 tỷ đồng). 

3 dự án đầu tư công bao gồm: Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, đoạn Cam Lộ - La Sơn và đoạn cầu Mỹ Thuận 2; 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn Nha Trang - Cam Lâm, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.

Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho phép sử dụng nguồn ngân sách 55.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư dự án giai đoạn 2017-2020, giai đoạn tiếp theo từ 2021-2025 sẽ đầu tư thêm khoảng 718km, giai đoạn sau năm 2025 sẽ đưa vào khai thác đoạn Cần Thơ - mũi Cà Mau.

Bộ GTVT cũng cho biết, sơ bộ tổng mức đầu tư là 118.716 tỷ đồng phương thức đầu tư dựa theo hình thức đầu tư công và đối tác công tư (PPP). Trong đó, vốn của nhà nước là 55.000 tỷ đồng bao gồm: 14.155 tỷ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng, 13.151 tỷ đồng cho các đoạn đường thi công và 27.694 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), tương đương khoảng 39%.

Nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 63.716 tỷ đồng tương đương 61%, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 12.743 tỷ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỷ đồng. Do đó, Bộ GTVT tải tính toán, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia Dự án tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu với tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư.

Ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (Bộ GTVT) cho biết, trong hồ sơ mời sơ tuyển, Bộ GTVT xây dựng mức điểm năng lực về tài chính của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 60% tổng số điểm (tương ứng 60 điểm); năng lực về kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm 30% tổng số điểm (30 điểm) và phương pháp triển khai dự án của nhà đầu tư chiếm 10% tổng số điểm (10 điểm).

>>Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Có thể bạn quan tâm