Bộ GTVT: Thực hiện kết luận kiểm toán đường sắt Cát Linh - Hà Đông "rất chung chung"

Bộ GTVT cho biết, Ban Quản lý dự án đường sắt đã đưa ra một số kiến nghị liên quan tới thực hiện kết luận của kiểm toán, nhưng rất chung chung, nên chưa đủ cơ sở để xem xét, giải quyết.
Bộ GTVT: Thực hiện kết luận kiểm toán đường sắt Cát Linh - Hà Đông "rất chung chung"

Bộ GTVT vừa có thông báo kết luận cuộc họp của Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy với Ban Quản lý dự án đường sắt và các đơn vị liên quan kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; trong đó có việc thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước đối với dự án và kiến nghị điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án.

Trước đó, tháng 12/2019, thông báo kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cho biết dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh tổng mức đầu tư khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội.

Tổng số tiền cần giảm trừ, thu hồi tại dự án trên 874 tỷ đồng (khoảng 38 triệu USD), nhà nước có thể tiết kiệm được khoản tiền này thông qua cơ chế thu hồi hoặc cắt giảm khi thanh quyết toán với Tổng thầu EPC (nhà thầu Trung Quốc), gồm các khoản: Giảm trừ thanh toán do tính sai khối lượng trên 175 tỷ đồng; chủ đầu tư thương thảo với tổng thầu để giảm trừ thêm trên 428 tỷ đồng; hạch toán giảm chi phí đầu tư, quản lý, nợ gốc, lãi vay... trên 269 tỷ đồng…

Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh công tác đầu tư, xây dựng công trình, công tác quản lý tài chính, kế toán; xem xét xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân có sai sót.

Kiếm toán nhà nước cũng yêu cầu tính lại việc áp dụng đơn giá nhân công trong tính chi phí...

Trước đó, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phát biểu về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ đang có 3 đơn kiện đang giải quyết ở trọng tài quốc tế.

Nguyên nhân bị kiện là do chậm giải phóng mặt bằng. Hiện công tác giải phóng mặt bằng là tại các địa phương, tiền giao về các địa phương phê duyệt và thực hiện. Nhưng hiện nay không có một chế tài nào quy định như thế. Do đó, Bộ GTVT bị các chủ thầu EPC kiện chậm bàn giao mặt bằng.

"Nhà thầu trong nước chúng ta đàm phán được, nhưng nhà thầu nước ngoài, kể cả dự án Bến Lức - Long Thành và đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều đang bị kiện. Vấn đề này cũng đang rất phức tạp trong quá trình xử lý", ông Huy nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...