Bộ GTVT yêu cầu 4 địa phương khẩn trương triển khai lắp đặt thu phí không dừng

Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi, đôn đốc, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) bảo đảm tiến độ, đồng bộ, kết nối liên thông.
Bộ GTVT yêu cầu 4 địa phương khẩn trương triển khai lắp đặt thu phí không dừng

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư BOT và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai lắp đặt thu phí điện tử không dừng các làn thu phí còn lại bảo đảm tại các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý, chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy.

Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi, đôn đốc, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) bảo đảm tiến độ, đồng bộ, kết nối liên thông.

Đối với UBND các tỉnh cần có chế tài xử lý các nhà đầu tư không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tiến độ và chất lượng trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Tính đến đầu tháng 4/2022, đối với các trạm thu phí do Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ thiết kế các làn còn lại tại các trạm thu phí đều được Tổng cục Đường bộ thỏa thuận, nhà đầu tư phê duyệt theo quy định; các nhà đầu tư đang triển khai nhập thiết bị để lắp đặt, vận hành.

Thừa nhận do nhiều nguyên nhân khách quan, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới việc mua, nhập thiết bị dẫn đến tiến độ triển khai chưa đáp ứng yêu cầu, Bộ GTVT hiện đang quyết liệt chỉ đạo, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ mua sắm, lắp đặt thiết bị, để hoàn thành trong quý 2/2022.

Hiện nay, các địa phương đang quyết liệt triển khai, phấn đấu hoàn thành trong quý 2/2022. Tổng cục Đường bộ cũng sẽ đề nghị các địa phương tổ chức vận hành trạm thu phí theo đúng yêu cầu của Quyết định 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ là mỗi trạm chỉ duy trì tối đa 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều lưu thông.

Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ tuyên truyền, yêu cầu chủ phương tiện trên địa bàn phải dán thẻ đầu cuối và sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng, bảo đảm đến tháng 6/2022 đạt tối thiểu 90% phương tiện được dán thẻ để sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng.

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, đến hết tháng 4/2022, có hơn 2,7 triệu phương tiện đã dán thẻ thu phí tự động không dừng, chiếm 60% số lượng phương tiện. Số lượng thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ đạt khoảng 60%.

Hiện còn 106 làn thu phí thuộc 24 trạm thu phí cần lắp đặt ETC, chưa kể 140 làn do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, để bảo đảm tại mỗi chiều xe chạy chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp.

Trong số đó, 48 làn thuộc 13 trạm do Bộ GTVT quản lý hiện đang triển khai lắp đặt các làn ETC còn lại. Còn lại 58 làn thuộc 11 trạm do địa phương như Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng quản lý, sẽ do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành chịu trách nhiệm triển khai.

Xem thêm

VEC ấn định thời điểm triển khai thu phí không dừng trên cao tốc

VEC ấn định thời điểm triển khai thu phí không dừng trên cao tốc

Liên quan đến việc triển khai dự án thu phí điện tử không dừng (ETC) trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư, quản lý, lãnh đạo VEC mới đây chia sẻ với báo chí, đơn vị đang tập trung tối đa nguồn lực, vật lực để triển khai dự án này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...