Chính phủ "sốt ruột", muốn VEC nhanh triển khai thu phí không dừng

Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, VEC được yêu cầu không lùi tiến độ lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng tại 4 tuyến cao tốc.
Chính phủ "sốt ruột", muốn VEC nhanh triển khai thu phí không dừng

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 2173/VPCP – CN gửi Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc triển khai thu phí điện tử không dừng tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý, hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các bên liên quan phải có biện pháp xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan nếu để chậm tiến độ nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2022.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc tại Bộ GTVT ngày 27/10/2021 và được Thủ tướng Chính phủ đồng thuận phương án sử dụng chi phí quản lý thu phí VEC đang thực hiện (thu phí một dừng) để thuê trọn gói dịch vụ thu phí điện tử không dừng, đồng thời yêu cầu hoàn thành trong quý I/2022.

Trên cơ sở chủ trương được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ GTVT, VEC đã tổ chức triển khai việc thuê nhà cung cấp dịch vụ thu phí cho các tuyến cao tốc do VEC quản lý bằng nguồn chi phí tổ chức thu phí trong phương án tài chính của dự án. Đến thời điểm này, VEC đã chuẩn bị các thủ tục về lập kế hoạch thuê, yêu cầu kỹ thuật, hồ sơ mời thầu để chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hình thức thuê dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại các dự án cao tốc do VEC quản lý dẫn đến trong quá trình tổ chức thực hiện còn có ý kiến khác nhau trong việc áp dụng các quy định pháp luật.

Cụ thể, trường hợp coi hệ thống thu phí điện tử không dừng là một dự án mới, VEC phải triển khai các thủ tục lập dự án thuê dịch vụ thu phí điện tử không dừng áp dụng theo quy định Nghị định 73/2019/NĐ-CP sẽ mất nhiều thời gian, không thể hoàn hoàn thành trong năm 2022 do thẩm quyền thuộc Thủ tướng Chính phủ (dự án thuộc quy mô nhóm A), phải thực hiện rất nhiều thủ tục từ phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế sau đó mới tổ chức lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ (phương án 1).

Trường hợp coi việc triển khai thu phí không dừngchỉ là hình thức thu phí mới thay thế hình thu phí một dừng đang triển khai, VEC sẽ vận dụng trình tự thủ tục thuê nhà cung cấp dịch vụ như đối với hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước4 (phương án 2); triển khai theo phương án này, thẩm quyền do VEC quyết định và đẩy nhanh tiến độ do chỉ cần phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ để tổ chức lựa chọn ngay nhà cung cấp dịch vụ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...