Bộ Ngoại giao có nữ Thứ trưởng sinh năm 1976

Đây là lần thứ ba trong lịch sử Bộ Ngoại giao có một nữ Thứ trưởng, sau trường hợp bà Nguyễn Phương Nga, Lê Thị Thu Hằng...

Bà Nguyễn Minh Hằng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Bà Nguyễn Minh Hằng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1176/QĐ-TTg ngày 12/10/2023 bổ nhiệm bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Bà Nguyễn Minh Hằng sinh năm 1976 tại Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam và Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế tại Vương quốc Anh.

Tân Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bắt đầu sự nghiệp ngoại giao năm 2000 và đã trải qua nhiều vị trí công tác gắn với quá trình hội nhập quốc tế, công tác ngoại giao đa phương, ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước.

Bà Hằng từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao; Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; Phó Vụ trưởng, Ban Thư ký quốc gia APEC 2017; Quyền Vụ trưởng, sau đó là Vụ trưởng, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao.

Hiện nay, bà Nguyễn Minh Hằng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Bộ Ngoại giao có 5 thứ trưởng gồm: bà Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Minh Hằng và các ông Nguyễn Minh Vũ, Hà Kim Ngọc, Đỗ Hùng Việt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...