Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 - 5%

Trong bối cảnh Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, nhằm cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 - 5%.
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 - 5%

Trong công văn lần thứ tư gửi xin ý kiến các Bộ, ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng sữa.

Bộ Tài chính cho biết, liên quan đến nhóm các mặt hàng sữa và chế phẩm từ sữa, Hiệp hội xuất khẩu Sữa Hoa Kỳ có kiến nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) đối với nguyên liệu để sản xuất sữa công thức hoặc chế phẩm sữa khác. Cụ thể, bột sữa gầy từ 5% xuống 2%; bột sữa nguyên kem từ 5% xuống 2%; Pho mát và sữa đông từ 10% xuống 5%; Albumin sữa từ 10% xuống 5%; Peptons từ 5% xuống 3%.

Cùng với đó, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) cũng kiến nghị xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng sữa công thức bao gồm: Sữa công thức cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y tế từ 10% xuống 7%; Các chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thiếu lactaza… giảm từ 15% xuống 10%; Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác giảm từ 10 % xuống 7%.

Bộ Tài chính cho biết, qua rà soát số liệu kim ngạch nhập khẩu cho thấy các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa Hiệp hội đề nghị điều chỉnh thuế suất được nhập khẩu từ các thị trường đã có ký kết FTA với Việt Nam như NewZealand, Singapore, Úc và đã được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết (ATIGA, AANZFTA), cũng như sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP.

Chỉ có một số nhóm mặt hàng sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác, Albumin sữa, pepton và sản phẩm dinh dưỡng y tế khác có phát sinh kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ chiếm tỷ trọng tương đối cao.

Nhiều sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa được đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

Do mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa thuộc nhóm hàng cắt giảm thuế quan theo cam kết nên hiện đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp (cơ bản là 0%) nên việc giảm thuế suất MFN đối với các nhóm mặt hàng này cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến tác động giảm thu NSNN do khi giảm thuế MFN có thể dẫn đến chuyển dịch dòng thương mại và một phần sản phẩm hiện đang nhập khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định FTA với thuế suất 0% sẽ chuyển sang nhập khẩu từ thị trường có thuế suất MFN như Mỹ (do sản phẩm từ Mỹ cạnh tranh về giá cả và chất lượng và vì thế sẽ góp phần tăng thu ngân sách từ việc thu thuế theo mức MFN).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...