Bộ Tài chính đề xuất lập quỹ bảo tồn ngăn sự xuống cấp của Cố đô Huế

Quỹ bảo tồn di sản Huế được đề xuất do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, sẽ tiếp nhận nguồn lực từ ngân sách nhà nước từ các địa phương khác (trừ Huế), các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...
Bộ Tài chính đề xuất lập quỹ bảo tồn ngăn sự xuống cấp của Cố đô Huế

Việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế thu hút thêm nguồn lực phục vụ cho việc trùng tu di sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được ngân sách nhà nước đầu tư.

Bộ Tài chính vừa có công văn số 2218 gửi Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Nội vụ và UBND Thừa Thiên Huế để lấy ý kiến dự thảo nghị định về việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Bộ Tài chính cho rằng, với vị thế là cố đô của đất nước, di sản văn hóa được UNESCO công nhận, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn là trách nhiệm nghĩa vụ của các địa phương, nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Hơn nữa, để trùng tu, bảo tồn các công trình cố đô, cùng nhiều di sản cấp quốc gia và nhiều công trình đặc thù về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên,… đòi hỏi nguồn lực lớn. Đồng thời, công tác quản lý dự án phức tạp, kéo dài, hoạt động quản lý tài chính phải có những đặc thù riêng.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế từng lo ngại, nguồn vốn trùng tu hiện chủ yếu dựa vào ngân sách không thể chạy đua kịp với thời gian xuống cấp của các công trình.

Trong khi đó, trước đây có rất nhiều địa phương muốn ủng hộ kinh phí giúp Huế trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa. Tuy nhiên, theo quy định của Luật ngân sách, không được dùng ngân sách quản lý để hỗ trợ cho tỉnh khác. Vì vậy, Thừa Thiên Huế đã nhiều lần từ chối đề nghị hỗ trợ tài chính của một số địa phương.

Theo đề xuất của ban soạn thảo, Quỹ bảo tồn di sản Huế là quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ.

Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ bảo tồn di sản Huế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Dự thảo đề xuất các nhiệm vụ của Quỹ bảo tồn di sản Huế gồm tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của quỹ theo quy định; tài trợ cho các dự án, đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ; thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan.

Đồng thời, quỹ chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Công bố công khai về quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị đinh này và quy định của pháp luật có liên quan.

Đáng lưu ý, nguồn tài chính của quỹ gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không bao gồm ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

Các nội dung chi của Quỹ bao gồm thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế do nhà nước quản lý và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế không do nhà nước quản lý. Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế cụ thể theo yêu cầu của bên tài trợ.

Trước đó, ngày 13/11/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó, có việc lập Quỹ bảo tồn di sản.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo mới từ FDA về rủi ro của thuốc giảm cân

Cảnh báo mới từ FDA về rủi ro của thuốc giảm cân

FDA vừa bổ sung một cảnh báo mới đối với các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy, khuyến cáo rằng bệnh nhân sử dụng các thuốc này có thể đối mặt với nguy cơ hít phải dịch dạ dày vào phổi khi gây mê….

Thời điểm tập luyện: Bí quyết để tối ưu hóa quá trình giảm cân

Thời điểm tập luyện: Bí quyết để tối ưu hóa quá trình giảm cân

Thời gian tập luyện có thể ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu giảm cân, từ việc cải thiện trao đổi chất đến tăng cường hiệu suất thể thao. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích của việc tập luyện vào buổi sáng và buổi chiều để chọn thời điểm phù hợp nhất với cơ thể và lịch trình của bạn…

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Mùa đông là thời điểm tuyệt vời để khám phá các lễ hội độc đáo trên khắp thế giới. Từ hội chợ Giáng sinh ở London cho đến lễ hội ánh sáng Amsterdam, mỗi sự kiện đều hứa hẹn mang đến trải nghiệm khó quên…

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Mang danh một nhà văn, tôi phải đến những nơi này, để hiểu thấu được từng nỗi đau của dân tộc tôi và của các dân tộc trên thế giới đã từng trải qua chiến tranh...

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Vẫn tâm trạng háo hức của kẻ đang khám phá vùng đất mới. Sáng thường ngủ dậy muộn nên bữa sáng cũng gần với bữa trưa, xong xuôi tôi ngồi vào bàn viết để ngắm nhìn bầu trời trong xanh trước mặt và đám cây cỏ...

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Ra khỏi nhà, khi bước chân đầu tiên của tôi đặt chân lên con đường đất dường như gặp lại tuổi thơ của mình và tôi đã nhìn thấy một cô bé 5 tuổi trong cánh đồng hoa bướm, cô bé đó như đang đuổi bắt một con bướm. Tim tôi đã ngân lên những nốt nhạc...