Phát lộ 2 cổng thành thời nhà Nguyễn tại Di tích Cố đô Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, hai chiếc cổng cổ ở Đông thành Thủy quan gắn với Kinh thành Huế vừa xuất lộ rất có giá trị.
Cổng thành ở phía Nam cống Lương Y (Đông thành Thủy Quan) - một khu vực phòng thủ trọng yếu của Kinh thành Huế xưa. Ảnh: Báo Lao động
Cổng thành ở phía Nam cống Lương Y (Đông thành Thủy Quan) - một khu vực phòng thủ trọng yếu của Kinh thành Huế xưa. Ảnh: Báo Lao động

Những vị trí gắn với “cổng phụ” này từng được ghi lại trong cuốn Đại Nam Nhất thống chí, đây chính là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.

Theo đó, cả 2 cổng xây bằng gạch vồ nằm hai bên Đông thành Thủy Quan, lối vào sông Ngự Hà, được phát hiện sau khi di dời dân khỏi khu vực Thượng Thành (phường Thuận Lộc, TP.Huế). Cổng thứ nhất nằm bên phải cống Lương Y, xây theo hình thức cổng vòm dày khoảng 60cm, rộng 80cm, cao 100cm, phía dưới là những tảng đá xanh còn nguyên vẹn. Cổng thứ hai nằm bên trái cầu Lương Y, phía sau nhà bà Lê Thị Đào (126 đường Xuân 68). Cổng này đã bị người dân bịt kín bởi lớp bờ lô từ trước đó.

Trung tâm BTDTCĐ Huế cho hay, cách đây hai năm, đơn vị đã khảo sát, kiểm tra hệ thống lô cốt, các công trình trên Thượng thành Huế và đã cho chụp ảnh lại hai cổng trái, phải ở Đông thành Thủy quan như báo chí vừa đề cập. Do trước đó bị nhà dân che lấp qua nhiều năm, nên đến khi nhà cửa bị giải tỏa, di dời, chiếc cổng nhỏ xuyên qua bờ tường dày bằng gạch của Kinh thành Huế bên phải Đông thành Thủy quan mới lộ ra một cách rõ ràng cạnh đường Xuân 68, khiến nhiều người qua lại bất ngờ...

Cũng theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, hai cổng nhỏ nằm ở bên trái và phải cầu Lương Y gắn với nơi đóng quân của lính bảo vệ Đông thành Thủy quan. Phòng Nghiên cứu Khoa học thuộc Trung tâm đã nghiên cứu tư liệu trong cuốn “Kinh thành Huế: Địa danh” năm 1933 của tác giả Léopold Michel Cadière ghi ở vị trí 121 là cửa trái và cửa phải của Đông thành Thủy quan.

Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, đây là một công trình rất có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử.

Đầu năm 2020, Phòng Nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế tiếp tục khảo sát lại hệ thống Thượng thành để hệ thống hóa các tên pháo đài và kho đạn, các cống thoát nước trên Thượng thành sau khi người dân đã di chuyển đến nơi ở mới theo đề án "Di dời dân cư khu vực 1, Kinh thành Huế".

Cùng với việc khảo sát, kiểm tra công trình trên Thượng thành, Trung tâm BTDTCĐ Huế lập các biển báo lưu ý về “vị trí cần thận trọng khi thu dọn, hạ giải”, sau đó cắm vào các cổng nhỏ ở trái, phải Đông thành Thủy quan như đã nêu, cùng nhiều vị trí khác.

Kinh Thành Huế có 10 cửa chính ra vào, được xây dựng dưới thời vua Gia Long và dần hoàn thiện kiến trúc như hiện nay dưới thời vua Minh Mạng (từ 1805 - 1832). Kinh thành Huế có tổng diện tích 520 hécta, chu vi vòng thành gần 10km, cao 6,6m, dày 21m, được xây khúc khuỷu với những pháo đài phòng thủ bố trí cách đều nhau, kèm theo pháo nhãn, đại bác, kho đạn. Bên trong thành là dân cư, gia đình hoàng gia, quan lại... sinh sống. Ngày nay, bên trong Kinh thành Huế có 4 phường, thường được gọi là các phường Thành nội Huế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền trao thưởng cho các hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất giỏi tại Buôn Eana

20 năm kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana: Vẹn một chữ tình!

Chương trình kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, mà còn tạo ra một mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công nhân viên của công ty và người dân, cùng nhau vượt qua nhiều thử thách, xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết và phát triển…

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Không chỉ có hương vị độc đáo và tinh tế, quế còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe như hỗ trợ giảm viêm, hạ đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Từ xưa đến nay, loại gia vị luôn được đánh giá là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các chế độ ăn uống lành mạnh…