Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về việc kiểm tra đấu giá đất tại Hoài Đức và Thanh Oai

Đấu giá đất và điều chỉnh bảng giá đất là 2 vấn đề "nóng" trên thị trường bất động sản thời gian qua...

dau-gia-dat-623-777.jpg
2 cuộc đấu giá đất diễn ra tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức gây nhiều thắc mắc trong dư luận

Tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đã đặt các câu hỏi liên quan tới kết quả của Đoàn kiểm tra nắm tình hình 2 cuộc đấu giá đất diễn ra tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức, Hà Nội của Bộ Tài nguyên và Môi trường và việc điều chỉnh bảng giá đất của TP.HCM.

CHƯA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐẦU CƠ

Trả lời về thông tin về kết quả của Đoàn kiểm tra nắm tình hình 2 cuộc đấu giá đất diễn ra tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức, ông Chu An Trường, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Trưởng đoàn kiểm tra đấu giá đất cho biết, trước phản ánh của dư luận và cơ quan thông tấn báo chí về cuộc đấu giá đất diễn ra tại huyện Thanh Oai vào ngày 10/8 và huyện Hoài Đức ngày 19/8, nắm bắt được thông tin này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, cần phải xem xét chấn chỉnh kịp thời.

Do đó, ngày 21/8, trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội cũng như UBND 2 huyện Thanh Oai, Hoài Đức về việc cử đoàn kiểm tra xem xét các vấn đề liên quan đến 2 cuộc đấu giá, theo phản ánh của các cơ quan truyền thông thời điểm đó là giá trúng đấu giá cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm có thể gây một số ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường bất động sản nói chung.

Theo ông Trường, thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường giao, đoàn đã trực tiếp phối hợp cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đi kiểm tra tại 2 địa bàn Thanh Oai, Hoài Đức. Hiện trong quá trình làm việc. Song do khối lượng, số lượng hồ sơ rất lớn, nên đoàn chỉ có một số thông tin ban đầu liên quan đến kết quả của đoàn kiểm tra.

small_chu-anh-truong-2.jpg
Ông Chu An Trường, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

“Khi tiến hành kiểm tra ở Hoài Đức và Thanh Oai, đối với việc tổ chức thực hiện công tác đấu giá ở địa phương, UBND 2 huyện đã có sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao, quá trình tổ chức thực hiện có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng địa phương, có sự giám sát của nhiều cơ quan, đặc biệt là có sự tham gia của lực lượng an ninh để tránh các tình huống xấu xảy ra. Do đó, chúng tôi đánh giá việc tổ chức thực hiện tốt”, ông Trường nêu.

Ngoài ra, về kết quả trúng đấu giá, đoàn đã xem xét, yêu cầu địa phương báo cáo và cung cấp một số hồ sơ như kết quả của Thanh Oai là khoảng 4.500 hồ sơ. Bên cạnh đó, đoàn phải xem xét cả những vấn đề liên quan đến căn cứ để tiến hành đấu giá, căn cứ để xác định giá, phương án đấu giá hoặc các văn bản có liên quan… nên khối lượng rất lớn và cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng.

Trưởng đoàn kiểm tra đấu giá đất nhấn mạnh, 2 cuộc đấu giá diễn ra vào thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành. Giá đầu vào, khởi điểm được nhận xét là thấp nhưng cần phải được đánh giá đầy đủ về thời điểm xây dựng giá.

Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khẳng định, Đoàn kiểm tra mới dừng lại ở kiểm tra thông tin ban đầu, chưa làm việc với các bộ, ngành liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng cho rằng, muốn kết luận được có kẽ hở hay không, phải trên cơ sở kết luận kiểm tra, xác minh. Nếu cuộc đấu giá ảnh hưởng tới an ninh, kinh tế do kẽ hở của chính sách, thì phải tham mưu cho cấp thẩm quyền xử lý ngay. Và việc kiểm tra, giám sát để xác định còn cần thời gian và sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan.

ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT LÀ ĐÚNG

Về nội dung điều chỉnh bảng giá đất của TP.HCM, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển Đào Trung Chính khẳng định việc kịp thời điều chỉnh bảng giá đất của TP.HCM là rất đúng, kịp thời theo quy định Luật đất đai 2024.

Liên quan tới tại sao phải điều chỉnh bảng giá đất, ông Chính cho rằng, không chỉ TP.HCM mà một số địa phương cũng phải điều chỉnh bởi bảng giá hiện nay đang thực hiện theo Luật Đất đai 2013 mà Luật này quy định bảng giá đất trong giới hạn khung giá đất của Chính phủ.

Đồng thời, quy định trong thời gian thực hiện bảng giá đất nếu có biến động giá đất phổ biến trên thị trường quá 20% thì các địa phương phải điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Song, các địa phương xây dựng bảng giá 5 năm, hàng năm nhân với hệ số điều chỉnh, nhưng đã không điều chỉnh dẫn tới khi thực hiện Luật Đất đai 2024, nếu không điều chỉnh bảng giá đất sẽ không phù hợp. Bên cạnh đó, về nguyên tắc khi áp dụng Luật, nếu chưa phù hợp thì phải điều chỉnh để phục vụ các mục tiêu quản lý của Nhà nước.

“Về nguyên tắc điều chỉnh bảng giá đất phải đảm bảo hài hòa giữa thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; hài hòa giữa các đối tượng sử dụng đất và Nhà nước. Do đó, TP.HCM cần xem xét để đưa ra quyết định cụ thể”, ông Chính phát biểu.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có Văn bản giao Bộ phối với các Bộ Tài chính, Tư pháp, Xây dựng để hướng dẫn, tháo gỡ cho TP.HCM trong quá trình điều chỉnh bảng giá đất.

"Chúng tôi sẽ tổ chức cuộc họp liên ngành để cùng nhau thảo luận và đưa ra một phương án tối ưu, trên cơ sở đánh giá toàn diện, tổng quát về quá trình ban hành bảng giá đất của TP.HCM trong thời gian vừa qua để xác định có điều chỉnh, hay không điều chỉnh, điều chỉnh như thế nào”, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh.

Vị Thứ trưởng cho biết thêm, việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai 2024 thì trình tự, thủ tục phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024 của Chính phủ quy định về giá đất và quá trình điều chỉnh về mặt kỹ thuật phải tuân thủ 3 nguyên tắc.

small_ttr-ngan-3.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân tại Hội nghị

Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc thị trường. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai quyết định về giá đất.

Thứ ba, phải có trách nhiệm tiếp thu, giải trình đối với ý kiến của các đối tượng chịu tác động của bảng giá đất để khi trình Hội đồng nhân dân quyết định bảng giá đất đảm bảo hài hòa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước về giá đất, đồng thời tránh thất thu ngân sách nhà nước, không làm ảnh hưởng tới người dân doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mở đường đưa vật liệu xanh vào dự án công

Mở đường đưa vật liệu xanh vào dự án công

Để giảm phát thải, ô nhiễm không khí trong hoạt động xây dựng các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp nên ứng dụng các giải pháp xanh hoá. Song, ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện xu hướng xanh này...

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ