Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện khí chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng an ninh năng lượng quốc gia

Hiện nay, các dự án điện khí đang được đốc thúc hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc vẫn còn tồn tại cần được tháo gỡ nhanh chóng...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại buổi họp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại buổi họp

Mới đây, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc trực tuyến với các địa phương, chủ đầu tư và Ủy ban Quản lý‎ vốn nhà nước tại doanh nghiệp về các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước và khí tự nhiên hóa lỏng LNG nằm trong danh mục các dự án trọng điểm đầu tư của Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Phát biểu tại buổi họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, qua thông tin báo cáo của một số địa phương cũng như quá trình theo dõi của các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương, tình hình thực hiện các dự án điện khí chưa có nhiều thay đổi ngoại trừ dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Các vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc đàm phán ký kết các hợp đồng; tiến độ giải phóng mặt bằng tại các địa phương; một số địa phương chưa thể đàm phán, ký kết thoả thuận đấu nối cho dự án do chưa xác định được chủ đầu tư các dự án đường dây truyền tải để giải toả công suất; các đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư của nhà đầu tư chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành…

Báo cáo tiến độ các dự án điện khí chưa lựa chọn được nhà đầu tư, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, có 6 nhà thầu liên danh quan tâm dự án đang gửi hồ sơ đấu thầu, dự kiến đầu tháng 6/2024 tỉnh sẽ phát hành hồ sơ đấu thầu.

Tỉnh Thanh Hóa có dự án LNG Nghi Sơn với quy mô xây dựng 1 nhà máy điện LNG có công suất 1.500 MW, 1 bến cảng nhập khí LNG, đê chắn sóng dài khoảng 1 km và các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ cảng nhập LNG.

Trước đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn của 5 nhà đầu tư. Tỉnh này cam kết sẽ hoàn thành trong tháng 9 và khởi công sau khi các thủ tục pháp lý được hoàn thành.

Tỉnh Quảng Trị có dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 với 1.500 MW. Đến nay, dự án đã hoàn thành việc phê duyệt 5 thỏa thuận chuyên ngành, 13 thỏa thuận chuyên ngành chưa được cấp có thẩm quyền thỏa thuận.

Nguyên nhân được xác định đến từ quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, phao tín hiệu, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 chưa phê duyệt, vướng mắc trong việc ký kết thỏa thuận phương án đấu nối.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tính từ cuộc họp ngày 12/4, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 đã có tiến triển trong công tác thi công.

Tổng công ty Tín Nghĩa không còn cản trở thi công phần kênh thải nước làm mát đoạn cắt qua đường, đã hoàn thành công tác nhận điện ngược từ đường dây 220 kV vào SPP 220 kV Nhà máy điện NT3.

Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Công ty Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng Giám đốc Lê Như Linh thông tin, PV Power đã đàm phán với Tín Nghĩa để có hợp đồng thuê đất. Hiện, công ty đang cố gắng cùng với Tín Nghĩa sớm ký được hợp đồng thuê đất và tiếp tục làm việc để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 31/5.

Sau khi ký hợp đồng thuê đất, công ty phải trả phí dịch vụ hạ tầng. Trước đó, hai bên đã thống nhất và ký thỏa thuận vào ngày 12/10/2021 đến nay vẫn còn hiệu lực.

Tuy nhiên, Tín Nghĩa đã yêu cầu đàm phán lại và đang đề xuất mức phí 100 USD/m2. Sau khi ký được hợp đồng thuê đất, PV Power sẽ đàm phán tối đa để có giá thuê chấp nhận được.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, Sở Công Thương của tỉnh đã làm việc với EVN để giải quyết tháo gỡ khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án như Dung Quất I (750 MW) và III (750 MW) có chủ đầu tư là EVN, dự án Dung Quất II (750 MW) có chủ đầu tư là công ty nước ngoài, các dự án sử dụng khí Cá Voi Xanh...

Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, các dự án điện khí bao gồm cả khí tự nhiên trong nước và khí hóa lỏng LNG có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tổng sơ đồ điện VIII đến năm 2030 và quan trọng đối với vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, nhất là với phía Bắc.

"Đây là nguồn điện nền và cũng là nguồn điện có phát thải thấp. Vì vậy, nếu để chậm tiến độ của các dự án này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia", ông Diên khẳng định.

Do đó, Bộ trưởng đề nghị, với các tỉnh chưa tiến hành lựa chọn được nhà đầu tư phải hoàn thành theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư phải gấp rút triển khai trình phê duyệt báo cáo tiền khả thi và triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo trước năm 2029 các dự án điện khí được phát điện thương mại.

Đối với các tỉnh, thành phố đã lựa chọn được nhà đầu tư có các dự án đang triển khai xây dựng, khẩn trương đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để chủ động giải quyết vướng mắc theo thẩm quyền.

Căn cứ vào kế hoạch, tiến độ báo cáo của các chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền sẽ giám sát, đôn đốc, kiểm tra và xử lý trách nhiệm đối với các chủ đầu tư nếu để chậm tiến độ nhiều lần.

Đối với các chủ đầu tư, khẩn trương và nghiêm túc cùng với nỗ lực cao để triển khai thực hiện dự án điện theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phản ánh, báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công Thương về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để kịp thời giải quyết.

Bên cạnh đó, trước ngày 30/6, các chủ đầu tư phải báo cáo bản cam kết về tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, định kỳ hàng tháng phải báo cáo tình hình, kết quả và tiến độ thực hiện dự án về Ban Chỉ đạo trước ngày 20 mỗi tháng.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ, khẩn trương hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát việc triển khai thực hiện các dự án điện khí của các địa phương và các nhà đầu tư.

Cục Điều tiết điện lực khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ Nghị định về khuyến khích phát triển các dự án điện khí và Nghị định về mua bán điện trực tiếp.

Xem thêm

Toàn cảnh hội thảo

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, phát triển điện khí LNG hiện nay có 3 khó khăn và thách thức lớn nhất. Đó là thiếu cơ chế, chính sách cho chuỗi hoạt động điện khí; thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN; cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý…

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…