Bộ Xây dựng đề xuất một số gói hỗ trợ giải cứu thị trường bất động sản

Sáng nay (17/2), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”...

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã đưa ra một số giải pháp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Về hoàn thiện thể chế: Cần hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi),...

Đồng thời, xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành và trình tự, thủ tục về Đầu tư, Đất đai, Quy hoạch đô thị, Xây dựng, Thuế, Chứng khoán.....

thị trường bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại cuộc họp

Về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội: Xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất khoảng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" đã được Chính phủ thông qua. 

Ngoài ra, Bộ đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay. Gói này sẽ giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây.

Cần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về nguồn vốn tín dụng: Các bộ ban ngành liên quan cần điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tài chính, tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; Hoàn thiện chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường.

Điều hành hạn mức tín dụng phù hợp; giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,...). Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Về nguồn vốn trái phiếu: Chính phủ nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu. 

Đồng thời, kiểm soát hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

Trong bối cảnh tồn kho tiếp tục "chất chồng", các chủ đầu tư được dự báo sẽ mạnh tay hơn với các gói bán hàng ưu đãi, từ hỗ trợ lãi suất, cam kết thuê lại đến chiết khấu sâu cho người mua thanh toán sớm…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…