Bộ Y tế công bố đường dây nóng 24/7, xử lý nghiêm kẻ tung tin giả về virus corona

Việt Nam ghi nhận 59 trường hợp có triệu chứng sốt, có tiền sử đi về từ vùng có dịch, 2 trường hợp người Trung Quốc dương tính với virus corona đã được cách ly.
Bộ Y tế công bố đường dây nóng 24/7, xử lý nghiêm kẻ tung tin giả về virus corona

Theo thông tin từ Bộ Y tế, để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế đã đưa vào hoạt động đường dây nóng phòng dịch với số máy: 19003228.

Đường dây nóng hoạt động 24/7 để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Tại Việt Nam đã ghi nhận 59 trường hợp có triệu chứng sốt, có tiền sử đi về từ vùng có dịch, bao gồm 22 trường hợp đã được loại trừ nhiễm nCoV, 35 trường hợp tiếp tục theo dõi, cách ly và 2 trường hợp người Trung Quốc dương tính với nCoV được cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy có tình trạng ổn định.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), đến ngày 26/1, thế giới đã ghi nhận 2.019 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, trong đó có 56 trường hợp tử vong (đều tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) và có 1 trường hợp là cán bộ y tế.

So với ngày 25/1, số ca mắc tăng 719 trường hợp, số trường hợp tử vong tăng 15 trường hợp.

Bộ Y tế tiếp tục triển khai các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV, bao gồm giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV và duy trì theo dõi, cập nhật kết quả điều tra các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh tại các khu vực.

Các đơn vị y tế có liên quan tổ chức điều tra và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV ngay khi nhận được thông tin.

Công tác triển khai tờ khai y tế trong hai ngày đầu triển khai đã có tổng cộng trên 50.000 hành khách đến từ Trung Quốc thực hiện khai báo y tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…