Bộ Y tế phân bổ hơn 3 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID-19

Bộ Y tế vừa phân bổ hơn 3 triệu liều vaccine Moderna cho 63 tỉnh, thành phố, lực lượng công an, quân đội và 23 bệnh viện, viện trên cả nước.
Bộ Y tế phân bổ hơn 3 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phân bổ 3.000.060 liều vaccine Moderna cho các địa phương và đơn vị. Đây là đợt phân bổ vaccine phòng COVID-19 lần thứ 14. Số vaccine này do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thông qua cơ chế COVAX vào ngày 24 và 25/7.

Trong đợt phân bổ này, miền Bắc nhận 1.018.000 liều cho 28 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội nhận nhiều nhất với 268.800 liều, Hải Dương 43.680 liều, Quảng Ninh 42.000 liều.

Các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, mỗi tỉnh nhận 40.320 liều; các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, mỗi tỉnh nhận 36.960 liều; các tỉnh Nam Định và Phú Thọ, mỗi tỉnh nhận 35.280 liều; Thái Nguyên nhận 33.600 liều; các tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc, mỗi tỉnh nhận 31.920 liều; Hà Tĩnh nhận 30.240 liều; Sơn La nhận 28.560 liều; Vĩnh Phúc nhận 31.920 liều; các tỉnh Hà Nam, Hoà Bình, Hà Giang, mỗi tỉnh nhận 20.160 liều; Yên Bái nhận 18.480 liều; Lào Cai nhận 16.800 liều; Điện Biên nhận 13.440 liều; Cao Bằng nhận 11.760 liều; Lai Châu nhận 10.080 liều; Bắc Kạn nhận 6.720 liều.

11 tỉnh miền Trung được nhận 309.120 liều, trong đó Khánh Hoà nhiều nhất với 42.000 liều; Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, mỗi tỉnh nhận 33.600 liều; Quảng Ngãi 31.920; Thừa Thiên Huế và Bình Thuận, mỗi tỉnh nhận 26.880 liều; Quảng Bình nhận 18.480 liều; Quảng Trị nhận 15.120 liều; Ninh Thuận nhận 13.440 liều.

Bốn tỉnh Tây Nguyên nhận 80.640 liều, trong đó Đắk Lắk nhận 30.240 liều; Gia Lai nhận 28.560 liều; Đắk Nông nhận 11.760 liều; Kon Tum nhận 10.080 liều.

20 tỉnh miền Nam nhận 1.363.880 liều, riêng TPHCM có 336.000 liều, nhiều nhất cả nước. Các tỉnh Kiên Giang, Bình Dương, Đồng Nai, mỗi tỉnh nhận 84.000 liều; các tỉnh Tiền Giang và An Giang, mỗi tỉnh nhận 73.920 liều; các tỉnh Đồng Tháp và Long An, mỗi tỉnh nhận 70.560 liều; các tỉnh Cần Thơ và Bà Rịa-Vũng Tàu, mỗi tỉnh có 58.800 liều; các tỉnh Vĩnh Long và Tây Ninh, mỗi tỉnh nhận 50.400 liều; các tỉnh Hậu Giang, Bạc lIêu, Bình Phương, Cà Mau, Sóc Trăng, Lâm Đồng, mỗi tỉnh nhận 33.600 liều.

23 bệnh viện, viện của Bộ Y tế nhận 174.580 liều, nhiều nhất là Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, mỗi nơi nhận 18.480 liều; Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và Bệnh viện Bạch Mai, mỗi nơi nhận 15.120 liều; Bệnh viện Chợ Rẫy nhận 13.440 liều; Bệnh viện Thống nhất nhận 11.760 liều; Đại học Y Hà Nội nhận 10.080 liều; Bệnh viện Hữu Nghị và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhận 6.720 liều…

Lực lượng quân đội nhận 28.560 liều, lực lượng công an nhận 25.200 liều.

Theo quyết định phân bổ, các đơn vị không sử dụng hết vaccine hoặc có nhu cầu sử dụng thêm sẽ phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để chủ động điều phối, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên, bảo đảm sử dụng vaccine hiệu quả.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch, bảo đảm mỗi người tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna.

Hiện tại, Việt Nam đã nhận được hơn 5 triệu liều vaccine Moderna, khoảng hơn 9 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Xem thêm

Quỹ mua Vaccine có thêm 30 tỷ đồng ủng hộ từ MB Group

Quỹ mua Vaccine có thêm 30 tỷ đồng ủng hộ từ MB Group

Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân ủng hộ, phòng chống chống dịch COVID-19 do Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam phát động, đại diện Tập đoàn Tài chính MB (MB Group) đã trao số tiền ủng hộ 30 tỷ đồng của Tập đoàn vào Quỹ vaccine phòng COVID-19.
Lô vaccine AstraZeneca lớn nhất về đến Việt Nam

Lô vaccine AstraZeneca lớn nhất về đến Việt Nam

Theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 giữa Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca, sáng nay (23/7), thêm 1.228.500 liều vaccine đã được AstraZeneca đưa về Việt Nam tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TPHCM.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…