Boeing sẽ phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam?

Boeing muốn phát triển chuỗi cung ứng tại nước ta bằng cách biến các doanh nghiệp Việt Nam thành nhà cung ứng cho Boeing.

Thông tin trên được chia sẻ bởi ông Michael Nguyễn – Tổng Giám đốc Boeing Việt Nam, theo ước tính của các chuyên gia, trong vòng 30 năm tới, Đông Nam Á sẽ cần thêm 4,000 máy bay. Trong khi, Việt Nam đang có vị thế hấp dẫn để đáp ứng một phần nhu cầu đó và Boeing cũng muốn trở thành nhà cung ứng chiến lược cho Việt Nam.

Hãng sản xuất máy bay này hiện đang có 7 nhà cung ứng tại Việt Nam, nhưng mới chỉ có 1 công ty Việt Nam. Trong dài hạn, Boeing muốn trực tiếp làm việc với các nhà ứng ứng Việt Nam, thay vì phải thông qua các đối tác Hàn hay Nhật Bản như hiện tại.

Boeing
Boeing đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995

Ngoài ra, Tổng Giám đốc Boeing Việt Nam cũng cho biết thêm: "Chúng tôi thực sự mong được làm việc trực tiếp với các công ty Việt Nam, nhưng doanh nghiệp trong nước cần tập đi trước khi chạy. Chúng tôi rất muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đi nhanh và chạy nhanh". Boeing mong muốn hợp tác với các trường đại học để đào tạo về nhân lực cho các trường về khoa học máy bay.

Đánh gía về tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Craug Abler, Giám đốc cấp cao của Boeing phụ trách chuỗi cung ứng khu vực châu Á, cho biết đã giới thiệu cho các đối tác Việt Nam về các tiêu chí, chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng để có thể trở thành nhà cung ứng cho Boeing.

Doanh nghiệp này cũng sẽ đi thăm các nhà máy tiềm năng và có đội ngũ để hỗ trợ phát triển nhà cung ứng tại Việt Nam. Hiện, Boeing đều có các linh kiện từ Việt Nam như bộ phận phần cánh hay cửa ra vào.

Boeing đánh giá, nếu chỉ dẫn đúng, nhân viên, chuyên gia người Việt sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và sản xuất các linh kiện khác. Hãng muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Các cơ quan quản lý Việt Nam mong muốn, Boeing và các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục triển khai các sáng kiến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Cụ thể là  trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất và dịch vụ kỹ thuật ngành hàng không như sản xuất linh kiện, bảo dưỡng tàu bay, công nghiệp sản xuất vệ tinh, công nghệ sóng viễn thông và các lĩnh vực khác.

Ngoài ra, mong muốn Boeing nghiên cứu phát triển trung tâm đào tạo phi công, chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cũng như thiết lập cơ sở sản xuất tàu bay tại Việt Nam.

Boeing đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực hàng không quốc phòng và thương mại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...