Bước cuối thương vụ Carlsberg mua Habeco

Dù sắp sửa niêm yết và thoái vốn Nhà nước, nhưng Habeco hiện vẫn chưa chốt được phương án bán cổ phần cho đối tác ngoại tập đoàn Carlsberg. Sự chậm trễ này được Bộ Công Thương lý giải là do “cuộc đàm
Bước cuối thương vụ Carlsberg mua Habeco

Những ràng buộc trong hợp tác chiến lược với Carlsberg đang là rào cản cho việc thoái vốn tại Habeco

“Rào cản” từ cổ đông Carlsberg

Bộ Công thương đã xây dựng xong lộ trình thoái toàn bộ 82% vốn nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN). Theo đó, ngày 28/10/2016, hơn 231,8 triệu cổ phiếu đã đăng kí giao dịch trên thị trường UpCom với giá khởi điểm 39.000 đồng/CP, sau đó sẽ niêm yết trên Sở giao dịch TP HCM (Hose) trước ngày 20/12 tới.

Chỉ sau 8 phiên giao dịch, giá cổ phiếu BHN tăng vọt lên mức 144.695 đồng/CP, tăng gấp 3 lần mức khởi điểm. Giá trị phần vốn Nhà nước (82% cổ phần) thực tế lên tới hơn 27.500 tỷ đồng.

Sức nóng trên thị trường UpCom và tâm lý chờ đợi cổ phiếu “vàng” ngành bia sắp lên sàn càng khiến cho áp lực thoái vốn tại Habeco thêm gấp gáp. Việc thoái toàn bộ 82% cổ phần phải thực hiện sau đó, đảm bảo minh bạch và tối ưu hoá lợi ích cho Nhà nước.

Ngày 14/11, Tổ công tác của Thủ tướng đã làm việc với Bộ Công Thương về thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn, trong đó, hối thúc đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại bia Sabeco và Habeco. Thời gian qua, Nhà nước chưa thể thoái vốn tại Habeco do vướng mắc ở khâu đàm phán với cổ đông chiến lược Carlsberg (hiện sở hữu 17,5% vốn điều lệ).

Ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, “Habeco và Carlsberg đã có buổi làm việc nhưng vẫn chưa thống nhất. Habeco đã họp tiếp với Tổ tư vấn và sẽ phải đàm phán tiếp. Quá trình đàm phán rất rắc rối và phải xử lý khéo”. Sự phức tạp của cuộc đàm phán với đối tác ngoại khiến Bộ Công thương phải gửi văn bản sang Bộ Tư pháp để tham vấn về hợp đồng chiến lược giữa Habeco và Carlsberg.

Được biết, hai bên đã có một thoả thuận ký từ năm 2008 khi hãng bia Carlsberg trở thành cổ đông chiến lược đầu tư vào Habeco vào năm 2009. Chi tiết thoả thuận không được các bên liên quan tiết lộ, song có điều khoản về việc Carlsberg được quyền ưu tiên đàm phán mua cổ phần Nhà nước thoái vốn trước các cổ đông khác.

Từ năm 2012, Habeco từng triệu tập họp ĐHCĐ bất thường để xin ý kiến về việc bán 13% cổ phần Nhà nước cho tập đoàn Carlsberg Breweries A/S nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 17,23% lên 30,23% vốn. Song cuộc họp bất ngờ bị hoãn vào phút chót vì lý do “chưa được chuẩn bị đầy đủ”. Cho đến nay, Habeco cũng không hề nhắc lại nội dung này. Cổ đông cũng chất vấn việc bán cổ phần cho Carlsberg song vẫn còn bỏ ngỏ.

Habaco (mã: BHN) hiện có vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng, số cổ phiếu đăng ký lưu hành trên thị trường UpCom là 231,8 triệu đơn vị. Sau 8 phiên giao dịch, giá cổ phiếu BHN chạm mốc 144.700 đồng/CP và vốn hoá thị trường có thời điểm đạt 33.541 tỷ đồng. Dự kiến, Habeco sẽ hoàn thành niêm yết trên HOSE trước ngày 20/12 năm nay.

Habeco cho biết, Bộ Công thương đã chỉ đạo xây dựng phương án thoái vốn, bán cổ phần cho đối tác song nảy sinh vướng mắc do Carlberg đòi hỏi những lợi ích lớn hơn các cổ đông khác và có một số điều không phù hợp với luật pháp Việt Nam.

Tham vọng của Carlberg có lẽ muốn nhanh chóng nâng thị phần bia tại Việt Nam lên mức 30%, trở thành đối trọng với Bia Sài Gòn (Sabeco) đang nắm 40% thị phần.

Dường như họ đã tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khi tìm cách đặt chân vào Habeco.

Tìm kiếm lợi ích

Các doanh nghiệp Nhà nước lớn như Vinamilk, Habeco, Sabeco… dù làm ăn có lãi, đóng góp thuế và cổ tức lớn song đều phải đang rốt ráo thoái vốn vì chủ trương của Chính phủ “nhà nước không bán bia, sữa” nhằm thu hút nguồn lực từ người dân, nhà đầu tư nước ngoài. Cơ hội với các hãng bia, sữa thế giới thâm nhập thị trường Việt Nam đã rộng mở, mà con đường tắt là mua cổ phần các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn.

8 năm chờ đợi và gắn bó với Habeco, Carlsberg đang đi những bước cuối để hoàn thành tham vọng thâu tóm thị phần bia tại Việt Nam. Một điểm thuận lợi nữa là tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài giờ được mở hết cỡ tới 100% vốn với lĩnh vực bia rượu, đồ uống…

Đến thời điểm này, khi có “thiên thời, địa lợi” thì người trong cuộc vẫn chưa thống nhất được phương án bán cổ phần cho Carlberg.

Nhìn vào một số thương vụ M&A doanh nghiệp, vướng mắc chủ yếu nằm ở tỷ lệ sở hữu cổ phần, giá bán ưu đãi, cơ cấu nhân sự HĐQT đối với cổ đông chiến lược.

Với Carlsberg, sau quyền ưu tiên mua thì giá mua cổ phần Habeco có lẽ là yếu tố khó khăn trong đàm phán.

Trước đây, Bộ Công thương đã có văn bản chỉ đạo Habeco lên kế hoạch bán cổ phần nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ với giá bán đề xuất là 50.015 đồng/CP (giá bán khi IPO). Còn hiện nay, thị giá BHN tăng rất mạnh sau khi lên UpCom, vượt trên 105.000 đồng/CP và gấp đôi mức giá mà Bộ xác định bán.

Giả thiết Carlberg muốn mua thêm 13% cổ phần, với giá BHN hiện đang “đắt đỏ” ở mức 104.500 đồng/CP (phiên ngày 16/11/2016) thì cổ đông này sẽ cần chi thêm khoảng 2.904,5 tỷ đồng. Nếu muốn nắm sở hữu chi phối từ 51% trở lên (tức mua thêm 33,5% cổ phần) thì Carlberg sẽ tốn thêm tối thiểu khoảng 8.115 tỷ đồng – một chi phí đáng kể và cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi Habeco lên UpCom.

Do đó, Habeco hay Sabeco có lẽ vẫn “nhùng nhằng” ở lựa chọn tỷ lệ bán cổ phần, mức giá bán để đảm bảo lợi ích của Nhà nước và đối tác?

Vấn đề cần nhắc, khi được “trải thảm đỏ” vào Habeco trước đây, “ông lớn” ngành bia thế giới Carlberg đã đưa ra nhiều cam kết hỗ trợ cho Habeco như phát triển, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường, nâng cấp quản trị doanh nghiệp… Song chính lãnh đạo Habeco từng than thở, sau 5 năm bắt tay, Carlsberg đã không thực hiện được những cam kết trên. Và rủi ro cho Habeco là đối tác “nằm vùng” ở HĐQT lại nắm tường tận chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, hệ thống phân phối… vốn là những điểm cốt từ của doanh nghiệp bia.

Do vậy, dù Habeco và Carlberg vẫn nỗ lực đàm phán, tìm tiếng nói chung để hoàn thất thương vụ M&A này. Nhưng việc thoái vốn Nhà nước tại đây có lẽ còn kéo dài bởi những điều khoản “tế nhị” trong một thoả thuận từ quá khứ.

Thu Hằng

>> Sabeco, Habeco, Vinamilk... kiếm "bộn tiền" từ gửi ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...