Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đầu tư hơn 156.000 tỷ đồng vào nền kinh tế

Hiện, 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đang chiếm thị phần quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế...

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển và giải pháp phát huy vai trò của 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong phát triển – kinh tế xã hội.

Hiện tại, một số Tập đoàn, Tổng công ty chiếm thị phần quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế với tổng sản lượng điện năng chiếm khoảng 87%, thị phần bán lẻ xăng dầu chiếm 50%, thị phần LNG là 70%, thị phần khí khô là 100%, thị phần phân bón chiếm 70%; lượng số thuê bao di động chiếm 45% thị phần cả nước, băng rộng cố định mặt đất chiếm 41%, tổng sản lượng vận tải hành khách hàng không nội địa là 49%.

19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước này cũng đang quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng trên cả nước, tổng sản lượng hàng hóa vận tải biển chiếm 16% toàn thị trường, cung cấp 100% dịch vụ điều hành giao thông vận tải và sức kéo vận tải đường sắt, là đầu mối kết nối vận chuyển liên vận đường sắt quốc tế.

Tổng Công ty Nhà nước

Trong năm 2022, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đã cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng 242,7 tỷ kWh điện, 10,84 triệu tấn dầu thô, 8,08 tỷ m3 khí, 42,2 triệu tấn than sạch, 13,76 triệu m3 xăng dầu, vận chuyển 124,7 triệu lượt hành khách  và 131 triệu tấn hàng hóa, 5,78 triệu tấn Alumin, 61 ngàn tấn đồng tấm, 4,8 triệu tấn phân bón, 842 ngàn tấn hóa chất cơ bản, 2,3 triệu kwh ắc quy, 280 ngàn tấn chất giặt rửa, 3,7 triệu chiếc lốp ô tô. 

Cũng trong năm 2022, tổng giá trị đầu tư vào nền kinh tế của các Tập đoàn, Tổng công ty đạt khoảng 156.494 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực năng lượng (điện, than) đạt 125.950 tỷ đồng, lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (xây dựng cảng hàng không, cảng biển, đường cao tốc, logistics) đạt 16.613 tỷ đồng, lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin đạt 12.332 tỷ đồng, lĩnh vực sản xuất công nghiệp (công nghiệp hóa chất, sản xuất thuốc lá điếu) đạt 650 tỷ đồng, lĩnh vực vận tải hành khách (hàng không, hàng hải) đạt 83 tỷ đồng, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp (giống lâm nghiệp, chế biến gỗ, chế biến nông sản, trồng cà phê) đạt 897 tỷ đồng.

Năm 2022, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đạt tổng doanh thu hơn 1,1 triệu tỷ đồng. 18 Tập đoàn, Tổng công ty ước đạt 39.219 tỷ đồng (bằng 173% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021). Trong đó, 15 đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17 đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16 đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.

Một số Tập đoàn, Tổng công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)... Trừ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có lỗ đột biến do nguyên nhân khách quan. 

Cũng theo báo cáo, hoạt động sản xuất - kinh doanh liên tục, ổn định, cơ bản hoàn thành kế hoạch hàng năm; tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn, phát triển; tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên; chưa phát sinh dự án đầu tư có nguy cơ rủi ro cao gây thua lỗ lớn, thất thoát vốn nhà nước.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước khẳng định, trong năm 2023, nhiệm vụ quan trọng nhất được Uỷ ban và các doanh nghiệp trực thuộc xác định là tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, duy trì và củng cố vai trò nòng cốt của nền kinh tế. Đồng thời, năm 2023 cũng là thời điểm bản lề để thay đổi căn bản tình hình tài chính của 7 trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Vấn đề thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định và cân nhắc biện pháp cụ thể cho từng dự án.

Xem thêm

Nhân sự mới tại "Siêu uỷ ban" quản lý vốn nhà nước

Nhân sự mới tại "Siêu uỷ ban" quản lý vốn nhà nước

Theo Quyết định 1298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...