Cần huy động trên 128.000 tỷ vốn xã hội hóa làm sân bay

Nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2021-2030 là 403.106 tỷ đồng. Trong đó ACV có 265.150 tỷ đồng; Bộ GTVT cân đối được 9.841 tỷ đồng nên cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng vốn xã hội hóa làm sân bay.
Cần huy động trên 128.000 tỷ vốn xã hội hóa làm sân bay

Cụ thể, theo ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), cho biết, nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sân bay giai đoạn 2011-2020 khoảng 95.020 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN là 12,5% và vốn ngoài NSNN 87,5%); chiếm khoảng 9,2% toàn ngành, đạt khoảng 60% nhu cầu.

Về nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sân bay giai đoạn 2021-2030, ông Dũng cho biết, theo Quy hoạch là khoảng 403.106 tỷ đồng (trừ các công trình do VATM đầu tư). Theo kế hoạch, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ GTVT cân đối được 9.841 tỷ đồng.

Trong khi đó, ACV đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên dự báo nguồn thu và lợi nhuận dự kiến giai đoạn 2020-2025 sẽ giảm sút nghiêm trọng. Do đó ACV không cân đối đủ nguồn lực đầu tư phát triển toàn bộ 21 sân bay. Thay vào đó, ACV sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm như Long Thành, Tân Sơn Nhất…

Chưa kể, hiện nay ACV quản lý phần lớn sân bay, về lâu dài sẽ dẫn tới áp lực lên nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, hạn chế khả năng huy động nguồn vốn xã hội, chưa phát huy được tính chủ động, nguồn lực của các địa phương và khả năng quản trị của nhà đầu tư.

Do đó, nguồn lực khoảng 128.115 tỷ đồng sẽ phải huy động từ nguồn xã hội hóa.

Tuy nhiên, đối với các sân bay mới, phương án tài chính khi đầu tư theo phương thức PPP thường khó hấp dẫn nhà đầu tư do thời gian hoàn vốn kéo dài (trung bình từ 40-50 năm), cần sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước.

Ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc Cảng HKQT Vân Đồn, thời gian hòa vốn cho một sân bay là rất lâu, như Vân Đồn lên tới 46 năm. 

Làm sân bay Vân Đồn cần 46 năm để hòa vốn
Làm sân bay Vân Đồn cần 46 năm để hòa vốn

Các sân bay của Việt Nam rất ít sân bay có lãi, ngoài những sân bay lớn như ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Ngay cả sân bay Phú Quốc dù phát triển nhưng cũng chưa hòa vốn.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận, khi sân bay phát triển sẽ kéo theo các ngành khác, do đó cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cho các đường bay mới.

Ngoài ra, trong hàng không, không chỉ có kết cấu hạ tầng mà còn công trình dịch vụ trong cảng như hangar, suất ăn… Trước đây, các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, sau này là các công ty con của Vietnam Airlines, ACV đầu tư. Giai đoạn 2014 - 2015, ta cổ phần hoá và các đơn vị này trở thành doanh nghiệp tư nhân.

Các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành hàng không đều có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, với kết cấu hạ tầng thì khó khăn hơn do đòi hỏi nguồn vốn lớn, thu hồi vốn chậm, do vậy các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu cần sự hỗ trợ của địa phương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...