CEO người Thái bất ngờ rời ghế trước thềm đại hội cổ đông Nhựa Bình Minh

Ông Chaowalit Treejak từ nhiệm từ ngày 1/6 vì lý do sức khỏe, Nhựa Bình Minh bổ nhiệm Tổng giám đốc mới là ông Niwat Athiwattananont...

Ông Chaowalit Treejak
Ông Chaowalit Treejak

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP) mới đây đã công bố thông tin về việc ông Chaowalit Treejak có đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc vì lý do sức khoẻ. Trong thông báo thay đổi nhân sự, Nhựa Bình Minh đã miễn nhiệm ông Chaowalit Treejak khỏi chức vụ Tổng giám đốc, quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2025.

Ở chiều ngược lại, Nhựa Bình Minh sẽ bầu ông Niwat Athiwattananont đang giữ vị trí Giám đốc nghiên cứu và công nghệ chất dẻo tại Công ty SCG Chemicals Public Company Limite (Thái Lan) vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 1/6/2025, kỳ hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Như vậy, ông Chaowalit Treejak sẽ tiếp tục giữ vị trí tổng giám đốc cho tới giữa năm 2025. Thời điểm rời ban quản trị của ông sẽ được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 quyết định. Được biết, phiên họp sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại TP. HCM.

Theo tìm hiểu, ông Chaowalit Treejak sinh năm 1966, là vị tổng giám đốc người Thái đầu tiên của Nhựa Bình Minh, thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Hoàng Ngân, hiện là Phó chủ tịch công ty. Trước đi đảm nhiệm “ghế nóng” tại doanh nghiệp này, ông Chaowalit Treejak đã có nhiều năm công tác tại Công ty SCG Chemicals.

Dưới sự lèo lái của ông, ngay trong năm 2022 khi ông được bổ nhiệm, doanh thu của Nhựa Bình Minh đã ghi nhận tăng 28% lên mức đỉnh hơn 5.800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,2 lần cùng kỳ, đạt hơn 694 tỷ đồng.

Sang năm 2023, dù doanh thu có phần sụt giảm nhẹ còn hơn 5.156 tỷ đồng, nhưng biên lợi nhuận được cải thiện mạnh mẽ, giúp Nhựa Bình Minh có được mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng đầu tiên trong lịch sử hoạt động.

Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, doanh thu của Nhựa Bình Minh trong năm 2024 sụt giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, còn hơn 4.615 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn duy trì được biên lợi nhuận cao so với giai đoạn trước, đem về hơn 990 lãi sau thuế, cao gấp nhiều lần so với những năm có mức doanh thu tương đương.

Những con số nêu trên không chỉ cho thấy sự cố gắng của Nhựa Bình Minh trong nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh, mà còn là sự điều hành khôn khéo của người đứng đầu ban giám đốc, ông Chaowalit Treejak.

Chính vì vậy, ông là vị lãnh đạo cấp cao có mức thù lao cao nhất tại Nhựa Bình Minh. Theo báo cáo tài chính mới nhất của Nhựa Bình Minh, với vai trò CEO kiêm Thành viên Hội đồng quản trị, ông Chaowalit Treejak nhận tổng cộng 6,2 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước, tương đương khoảng 520 triệu đồng/tháng.

So với mặt bằng chung trên thị trường chứng khoán, mức thù lao này thuộc hàng top. Để dễ so sánh, mức thu nhập trung bình của Chủ tịch Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết năm 2023 chỉ khoảng 1,7 tỷ đồng/người. Điều này cho thấy Nhựa Bình Minh đã chi trả hậu hĩnh cho ban lãnh đạo, đặc biệt là CEO.

Ngoài ông Chaowalit, các lãnh đạo cấp cao khác của Nhựa Bình Minh cũng có mức thu nhập tương đối lớn. Ông Sakchai Patiparnpreechavud, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nhựa Bình Minh đứng thứ hai với 3,2 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước. Các thành viên Hội đồng quản trị khác nhận thù lao dao động từ 387 triệu đồng đến 1,9 tỷ đồng.

Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy công ty hợp doanh Nhựa Bình Minh, được thành lập năm 1977. Sau nhiều lần đổi tên và tiến hành cổ phần hóa, năm 2004, công ty có tên gọi như hiện nay. Nhựa Bình Minh (BMP) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa với thị phần dẫn đầu tại thị trường nội địa (khoảng 25% trên cả nước trong nửa đầu năm 2024), đặc biệt tập trung tại khu vực miền Nam.

anh-chup-man-hinh-2025-03-14-luc-123348.png
Thị giá cổ phiếu BMP trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 14/3, giá cổ phiếu BMP đạt 119.700 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp nhựa này ước đạt 9.800 tỷ đồng.

Xem thêm

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại...

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Năm 2025 hứa hẹn là năm bùng nổ thu hút thêm dòng vốn lớn từ trong và ngoài nước của thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinpearl, Masan Consumer, PV Oil,... chuẩn bị niêm yết, hoặc lên sàn HOSE, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn...

Có thể bạn quan tâm

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…