Điểm danh các "ông lớn" thống trị vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, Viettel Global, ACV, VietinBank và FPT...

Điểm danh các "ông lớn" thống trị vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ghi nhận 6 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa vượt mốc 200.000 tỷ đồng, bao gồm Vietcombank, BIDV, Viettel Global, ACV, VietinBank và FPT. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 12/3, tổng giá trị vốn hóa của nhóm doanh nghiệp này đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 30% tổng vốn hóa trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM.

Với vốn hóa đạt hơn 550.000 tỷ đồng, Vietcombank (mã chứng khoán: VCB) tiếp tục giữ vị trí doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. So với đầu năm, vốn hóa của Vietcombank đã tăng khoảng 30.000 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch 12/3, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã chính thức xác lập kỷ lục mới khi thị giá tăng hơn 3% lên mức cao nhất lịch sử, tại 66.700 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh theo cổ tức). Đi cùng diễn biến giá, thanh khoản cổ phiếu này cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2017 với gần 7,6 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh trên sàn.

Diễn biến này xuất hiện trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu thuận lợi. Trong năm 2024, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận sau thuế 33.853 tỷ đồng, nhích 2% so với cùng kỳ, giữ vững vị thế dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Vietcombank tăng 14% lên hơn 2 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt gần 1,45 triệu tỷ đồng (tăng 14%), trong khi tiền gửi khách hàng đạt hơn 1,51 triệu tỷ đồng (tăng 9% so với đầu năm). Chất lượng tài sản của ngân hàng tiếp tục ở mức an toàn với tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%, thuộc nhóm thấp nhất ngành. Đồng thời, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 223%, cao nhất thị trường.

Mới đây, Vietcombank đã được chấp thuận nâng vốn điều lệ từ 55.891 tỷ đồng lên 83.557 tỷ đồng thông qua phát hành 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%. Sau đợt phát hành này, Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống.

anh-chup-man-hinh-2025-03-12-luc-221422.png

Xếp sau Vietcombank về giá trị vốn hóa là ngân hàng BIDV (mã chứng khoán: BID). Hiện tại, BIDV có vốn hóa khoảng 287.000 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng gần 10% so với đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BID đã duy trì xu hướng tăng giá kể từ khi hoàn thành nhịp điều chỉnh vào giữa tháng 11/2024.

Với tổng tài sản hơn 2,76 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, tăng 20% so với cùng kỳ, BIDV giữ vững vị thế ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nhà băng đầu tiên trong nước cán mốc tổng tài sản trên 100 tỷ USD.

Tăng trưởng tín dụng của BIDV tiếp tục khởi sắc với dư nợ đạt gần 2,06 triệu tỷ đồng, tăng gần 16%. Huy động vốn từ khách hàng cũng tăng mạnh gần 15%, lên mức 1,95 triệu tỷ đồng.

Về lợi nhuận, BIDV thu về 25.122 tỷ đồng sau thuế trong năm 2024, tăng 14% so với năm trước, giữ vị trí thứ ba toàn ngành, sau Vietcombank và VietinBank.

Sở hữu vốn hóa 243.000 tỷ đồng, Viettel Global (mã chứng khoán: VGI) hiện là doanh nghiệp phi tài chính có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, trong vòng một tháng qua, vốn hóa của Viettel Global liên tục suy giảm, hiện đã giảm 10% so với đầu năm. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh nhóm cổ phiếu công nghệ - viễn thông, bao gồm VGI, chịu áp lực chốt lời mạnh.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2024, Viettel Global ghi nhận doanh thu thuần 35.363 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm trước. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ, đạt kỷ lục 7.187 tỷ đồng.

Không chỉ cải thiện lợi nhuận, quy mô tài sản của Viettel Global cũng mở rộng 21% so với đầu năm, chạm mốc 63.420 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh nghiệp này sở hữu nguồn tiền mặt dồi dào khi hơn 58% tổng tài sản là tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng, khẳng định vị thế tài chính vững chắc trên thị trường.

acv-1078-1094.png

Từ đầu tháng 2 đến nay, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam liên tục giảm, kéo theo vốn hóa thị trường thu hẹp xuống còn hơn 226.000 tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. So với đầu năm, vốn hóa ACV đã giảm 15%, khiến doanh nghiệp lùi về vị trí công ty niêm yết lớn thứ 4 trên thị trường.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2024, ACV ghi nhận sự khởi sắc nhờ sự phục hồi mạnh mẽ khi mang về doanh thu 22.661 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Lợi nhuận ròng đạt 14.177 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm 2023. Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của ACV đạt 76.461 tỷ đồng, tăng gần 15% so với đầu năm. Đặc biệt, doanh nghiệp đang nắm giữ hơn 20.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

VietinBank (mã chứng khoán: CTG) là ngân hàng thứ ba tại Việt Nam có vốn hóa vượt 200.000 tỷ đồng, đạt hơn 229.700 tỷ đồng hiện tại. Chỉ trong hơn một năm, giá trị vốn hóa của ngân hàng này đã tăng gấp rưỡi.

vietinbank-2644_6521a1fe1f67e.jpg

Cổ phiếu CTG đang giao dịch ở mức 42.650 đồng/cổ phiếu và là mức cao nhất trong lịch sử. Đà tăng này chủ yếu nhờ vào kết quả kinh doanh ấn tượng của VietinBank.

Năm 2024, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế 25.475 tỷ đồng, tăng hơn 27%, vươn lên vị trí thứ hai trong hệ thống, chỉ sau Vietcombank. Đến cuối năm, tổng tài sản của VietinBank đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,72 triệu tỷ đồng (+17%), trong khi tiền gửi khách hàng tăng 14% lên 1,6 triệu tỷ đồng.

Với vốn hóa 200.000 tỷ đồng, Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) hiện là doanh nghiệp lớn thứ sáu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù chịu áp lực chốt lời hơn hai tháng qua khiến giá cổ phiếu giảm khoảng 7%, các công ty chứng khoán nhận định đây chỉ là đợt điều chỉnh ngắn hạn và FPT vẫn có triển vọng tăng trưởng.

tap-doan-fpt.jpg

Năm 2024, tập đoàn đạt doanh thu 62.849 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7.849 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 21% so với năm trước. Trong kế hoạch năm 2025, FPT kỳ vọng doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lãi trước thuế 13.395 tỷ đồng – đều là những mức kỷ lục.

FPT đã duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 10% từ năm 2019 đến nay, và nếu tiếp tục đạt kế hoạch năm 2025, đây sẽ là năm thứ bảy liên tiếp tập đoàn phá kỷ lục lợi nhuận.

Xem thêm

Những "ông lớn" mạnh tay chia cổ tức

Những "ông lớn" mạnh tay chia cổ tức

Từ đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp Việt Nam công bố kế hoạch trả cổ tức cao, thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư. Các doanh nghiệp nổi bật gồm Pharmedic, IDP, Cholimex, Vietcombank và MBB với tỷ lệ chi trả ấn tượng...

Có thể bạn quan tâm

Đảo Ó - Đồng Trường là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nằm giữa lòng hồ Trị An

Cường Thuận IDICO bị phạt gần 1,6 tỷ đồng, buộc dừng hoạt động Trung tâm Du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Trung tâm Du lịch Đảo Ó - Đồng Trường được Cường Thuận IDICO ký hợp đồng nhận chuyển nhượng tài sản trên đất từ Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai năm 2017. Đến năm 2019, dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng Cường Thuận IDICO vẫn tiếp tục đầu tư, khai thác…

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại...

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Năm 2025 hứa hẹn là năm bùng nổ thu hút thêm dòng vốn lớn từ trong và ngoài nước của thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinpearl, Masan Consumer, PV Oil,... chuẩn bị niêm yết, hoặc lên sàn HOSE, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn...

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ F2 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đang dần bước ra ánh sáng, không chỉ thừa kế khối tài sản khổng lồ mà còn khẳng định bản lĩnh trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp và đang không ngừng nỗ lực viết tiếp câu chuyện của các đế chế kinh doanh gia đình...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...

VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới nhưng áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới nhưng áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index tiếp tục đà tăng, lập đỉnh mới trong năm 2025 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ, dù thanh khoản có dấu hiệu giảm. Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ năm liên tiếp, tập trung vào các mã vốn hóa lớn, trong khi dòng tiền nội vẫn hướng vào nhóm Ngân hàng, Chứng khoán và Bất động sản...

VN-Index vẫn trên đà tăng điểm và hướng tới mốc cao hơn

VN-Index vẫn trên đà tăng điểm và hướng tới mốc cao hơn

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng mạnh mẽ với VN-Index ghi nhận tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Tuy nhiên, áp lực chốt lời gia tăng và động thái bán ròng mạnh từ khối ngoại có thể tạo ra những nhịp điều chỉnh trong thời gian tới...