Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Những ngày qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến chuỗi 5 phiên bán ròng liên tiếp của khối ngoại. Động thái này không chỉ tạo áp lực đáng kể lên tâm lý nhà đầu tư mà còn khiến nhiều cổ phiếu lớn bị điều chỉnh mạnh.

Theo dữ liệu giao dịch, trong phiên 12/3, khối ngoại đã bán ròng đột biến hơn 900 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu bluechips như FPT, GMD, VCB, PNJ và KDH. Đây là mức bán ròng mạnh nhất kể từ đầu tháng, tiếp nối chuỗi áp lực bán liên tiếp của khối ngoại từ ngày 9/3.

Dù khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa vẫn hoạt động tích cực, giúp VN-Index duy trì được sắc xanh. Kết phiên 12/3, chỉ số tăng nhẹ 1,87 điểm (0,14%) lên 1.334,41 điểm. Điều này cho thấy sự cân bằng giữa lực bán của khối ngoại và dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước.

Trong tháng 2/2025, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các cổ phiếu lớn. Theo dữ liệu, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên sàn HOSE đạt gần 9.600 tỷ đồng trong tháng này.

Đáng chú ý, hai cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong tháng 2/2025 là FPT (1.300 tỷ đồng) và VNM (1.100 tỷ đồng). Ngoài ra, các cổ phiếu khác cũng chịu áp lực bán ròng đáng kể từ khối ngoại, bao gồm MSN (gần 979 tỷ đồng), VCB (gần 714 tỷ đồng), MWG (hơn 647 tỷ đồng), STB (gần 617 tỷ đồng).

Đặc biệt, trong tuần cuối tháng 2, khối ngoại đã bán ròng gần 3.000 tỷ đồng, với phiên giao dịch cuối tháng ghi nhận mức bán ròng đột biến hơn 1.000 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu Bluechips.

Việc khối ngoại bán ròng liên tục đang gây ra lo ngại về xu hướng rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. Một số yếu tố có thể giải thích cho diễn biến này, bao gồm: Tái cơ cấu danh mục, nhiều quỹ đầu tư có thể đang điều chỉnh tỷ trọng danh mục, dẫn đến việc bán ra các cổ phiếu lớn; áp lực từ thị trường quốc tế, các yếu tố như chính sách tiền tệ thắt chặt ở Mỹ hoặc diễn biến kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại; mức định giá của thị trường, sau giai đoạn tăng mạnh, một số cổ phiếu bluechips có thể đã đạt đến vùng giá cao, thúc đẩy hoạt động chốt lời.

Trước diễn biến trên, các công ty chứng khoán lớn đã có những đánh giá cụ thể về tác động của dòng vốn ngoại đối với thị trường. Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định mặc dù khối ngoại bán ròng, dòng tiền nội địa vẫn giữ vững giúp thị trường không giảm sâu. VCBS khuyến nghị nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt để tránh rủi ro ngắn hạn.

Trong khi đó, Chứng khoán SSI cho rằng việc bán ròng chủ yếu do yếu tố bên ngoài và việc tái cơ cấu danh mục của các quỹ lớn. Công ty này khuyến nghị nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và tránh tâm lý hoảng loạn.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá dòng tiền nội địa vẫn đủ mạnh để hấp thụ áp lực từ khối ngoại. Theo BVSC, đây có thể là cơ hội để nhà đầu tư trong nước tích lũy cổ phiếu tiềm năng trong những nhịp điều chỉnh.

Dù áp lực từ khối ngoại vẫn còn, nhưng với việc dòng tiền nội địa giữ vững và thanh khoản thị trường ở mức cao, VN-Index có thể tiếp tục xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng, tránh mua đuổi những cổ phiếu đã tăng nóng và tập trung vào các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc.

Nhìn chung, đợt bán ròng của khối ngoại trong tuần qua đã tạo ra áp lực không nhỏ, nhưng chưa đủ sức khiến thị trường suy giảm mạnh. Sự ổn định từ dòng tiền nội địa sẽ là yếu tố then chốt giúp VN-Index duy trì đà tăng bền vững trong thời gian tới.

Xem thêm

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...

VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới nhưng áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới nhưng áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index tiếp tục đà tăng, lập đỉnh mới trong năm 2025 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ, dù thanh khoản có dấu hiệu giảm. Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ năm liên tiếp, tập trung vào các mã vốn hóa lớn, trong khi dòng tiền nội vẫn hướng vào nhóm Ngân hàng, Chứng khoán và Bất động sản...

Có thể bạn quan tâm

VN-Index tiến sát đỉnh cũ, kỳ vọng bứt phá lên vùng 1.340 điểm

VN-Index tiến sát đỉnh cũ, kỳ vọng bứt phá lên vùng 1.340 điểm

Sau phiên tăng mạnh, VN-Index tiếp tục duy trì đà đi lên và tiệm cận vùng đỉnh cũ 1.340 điểm, cho thấy xu hướng tăng vẫn được củng cố, tuy nhiên, áp lực rung lắc có thể xuất hiện khi thị trường tiến sát vùng kháng cự, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng trong các quyết định giải ngân ngắn hạn...

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...