Chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên, Thép Pomina bị đưa vào diện kiểm soát

Thị trường bất động sản đóng băng, ngành thép gặp khó khăn 6 tháng đầu năm. Trong đó, Thép Pomina vẫn tiếp tục lao đao chưa tìm được hướng thoát lỗ...

Công ty cổ phần thép Pomina 2
Công ty cổ phần thép Pomina 2

Chiều 4/10 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ra quyết định đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Pomina (mã chứng khoán: POM) vào diện kiểm soát kể từ ngày 4/10 do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 quá 30 ngày.

Trước khi bị đưa vào diện kiểm soát POM đã ở trong diện cảnh báo do chậm nộp báo cáo tài chính năm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2022 âm hơn 444 tỷ đồng.

POM từng bị HOSE đưa vào diện kiểm soát và đình chỉ giao dịch ký quý (cắt margin) do chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán 2 năm liên tiếp. Hiện tại POM vẫn tiếp tục nằm trong danh sách bị HOSE cắt margin.

Hiện tại, Thép Pomina mới hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023. Phía Thép Pomina cũng giải trình do đang cung cấp thông tin cho tư vấn khảo sát đánh giá về công ty để thương thảo giá với nhà đầu tư chiến lược dẫn tới làm chậm số liệu báo cáo tài chính bán niên.

Về tình hình sản xuất kinh doanh, Thép Pomina ghi nhận doanh thu quý 2 đạt 799 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ, lũy kế từ đầu năm đạt 2.447 tỷ đồng tương đương giảm 70% so với 2 quý cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 giảm sâu, Thép Pomina lỗ ròng hơn 537 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái kinh doanh có lãi.

Theo kế hoạch đề ra năm 2023, Thép Pomina đặt mục tiêu đạt 14.000 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 300 tỷ đồng. Nhưng với tình hình hiện tại khả năng Thép Pomina đạt mục tiêu là rất thấp.

Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của Thép Pomina đang dừng ở mức 10.817 tỷ đồng, giảm 1,9% so với đầu năm. Tổng số nợ phải trả lên tới 8.739 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với vốn chủ sở hữu.

pom 04 10 23.jpg
Thị giá POM từ đầu năm

Trên thị trường chứng khoán, POM giảm 2 phiên liên tiếp, giá trị đóng phiên ngày 4/10 ở mức 5.580 đồng. Mặc dù vậy, mức giá trên cũng biến động tăng nhẹ 1,45% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch bình quân ở mức hơn 370.000 cổ phiếu/ ngày.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...