Chậm thoái vốn do Bộ chủ quản muốn “ôm”?

Bộ Tài chính cho rằng, các bộ, ngành nên giao đại diện quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho đơn vị chuyên nghiệp, tránh tình trạng kéo dài, chậm trễ trong hoạt động thoái vốn.
Chậm thoái vốn do Bộ chủ quản muốn “ôm”?

Bộ Tài chính cho rằng việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco diễn ra quá chậm (Ảnh minh họa)

Bán sữa cũng phải xin ý kiến Thủ tướng

Thông tin tại cuộc họp báo chuyên đề về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ngày 25/12, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, ông ủng hộ chủ trương chuyển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa, thoái vốn sang cho SCIC quản lý. Những năm qua, các bộ, ngành chủ quản doanh nghiệp không chịu hoặc chậm bàn giao đại diện sở hữu vốn cho SCIC. Còn với một số trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng sẽ quyết định có thể để lại cho bộ quản lý ngành tiếp tục đại diện”, ông Tiến nói.

Với trường hợp của Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Tiến cho biết, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương làm đại diện và Bộ trưởng Công thương cũng nhận trách nhiệm tổ chức cuộc đấu giá này. “Từ lâu, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương quản lý vốn và thoái vốn tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Sabeco. Tuy nhiên, việc thoái vốn này kéo dài quá khiến chúng ta sốt ruột”.

“Hoạt động bán vốn tại Sabeco, Chính phủ đã có 6-7 cuộc họp để đảm bảo bảo toàn vốn Nhà nước”, ông Tiến dẫn ví dụ và nhấn mạnh: Nếu các bộ, ngành tích cực chuyển giao cho SCIC thì hoạt động thoái vốn sẽ diễn ra nhanh hơn vì SCIC chuyên nghiệp trong bán vốn hơn. “Bộ đi bán sữa cũng phải xin ý kiến Thủ tướng. Cứ như thế sẽ làm cho Chính phủ phải xử lý sự vụ rất nhiều”, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp nói.

DN nước ngoài mua Sabeco có tạo tiền lệ “lách” luật?

Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm trong thương vụ bán vốn Nhà nước tại Sabeco là doanh nghiệp nước ngoài đã mua được trên 51% vốn của Sabeco thông qua một doanh nghiệp mới được lập trong nước với tỷ lệ sở hữu 49%. Nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại rằng đây sẽ là tiền lệ trong các vụ bán vốn Nhà nước tiếp theo nhằm kiểm soát thị trường một ngành nào đó. Trả lời về vấn đề này, ông Tiến cho biết, với lĩnh vực sản xuất bia, sữa, Nhà nước sẽ không giữ mà thoái hết vốn và không phân biệt nhà đầu tư trong hay ngoài nước.

“Chúng ta mở room nhưng còn khống chế nên không thể bán hoàn toàn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ dừng ở tỷ lệ 49%. Còn nhà đầu tư trong nước được mua toàn bộ. Đối với doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam có vốn nước ngoài 49% nên được coi là doanh nghiệp Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài ở đây không vào dưới góc độ trực tiếp mà thành lập doanh nghiệp nên được đối xử như doanh nghiệp trong nước”, đại diện Bộ Tài chính thông tin. Cũng theo ông Tiến, quy định về đấu giá nêu rõ, nhà đầu tư đã có bản cáo bạch, nên không thể nhận định chủ quan họ có núp bóng hay không. “Nhà đầu tư làm đúng quy định pháp luật Việt Nam thì chúng ta phải cho phép họ. Tổ giám sát gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định tư cách của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn phù hợp pháp luật Việt Nam. Còn nếu doanh nghiệp vi phạm thì đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam”, ông Tiến khẳng định.

Năm 2018, bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp “khủng”

Theo số liệu Bộ Tài chính, đến ngày 20/12, đã có 45 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa năm 2017. Trong đó, tổng giá trị thực tế doanh nghiệp là 213.747 tỷ đồng, gấp 6 lần tổng giá trị thực tế các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong năm 2016. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 88.390 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giá trị thực tế phần vốn Nhà nước của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa năm 2016.

Hàng loạt doanh nghiệp khủng sẽ trở thành mục tiêu bán vốn Nhà nước sở hữu trong năm 2018. Chỉ riêng ba đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí VN, Bộ Tài chính tính toán đã có thể thu về khoảng 85 nghìn tỷ đồng trong bối cảnh được Quốc hội giao nhiệm vụ thu 65 nghìn tỷ đồng từ cổ phần hóa và thoái vốn (cao hơn 5 nghìn tỷ đồng so với năm 2017).

Theo Báo Giao thông

baogiaothong.vn/cham-thoai-von-do-bo-chu-quan-muon http://www.baogiaothong.vn/cham-thoai-von-do-bo-chu-quan-muon-om-d238107.html

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…