Chỉ số sản xuất công nghiệp của TP.HCM duy trì đà tăng trưởng tích cực trong tháng 8

Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế của TP.HCM trong tháng 8 vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định, hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi ở cả 3 chỉ số…

Hoạt động sản xuất công nghiệp của TP.HCM đang trên đà phục hồi tăng trưởng
Hoạt động sản xuất công nghiệp của TP.HCM đang trên đà phục hồi tăng trưởng

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi đã kết luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố tại Phiên họp thường kỳ UBND TP.HCM tháng 8 diễn ra sáng 4/9.

Theo số liệu đại diện các sở, ngành của thành phố báo cáo tại phiên họp cho thấy, trong tháng 8, tình hình kinh tế của TP.HCM duy trì ổn định đà tăng trưởng so với tháng trước. Trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp của tháng 8 tiếp tục hồi phục so với cùng kỳ ở cả 3 chỉ số: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 8,5%, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 10,7% và chỉ số tồn kho giảm 14,0%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố tăng 6,4% so với cùng kỳ, bao gồm: Ngành khai khoáng tăng 51,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,0%.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, toàn thành phố có 22/30 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có mức tăng cao như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,5%; sản xuất giường tủ, bàn, ghế tăng 20,0%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 19,6%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 18,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 12,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 11,8%.

Ở chiều ngược lại, một số ngành có IIP giảm mạnh so với cùng kỳ như: Sản xuất xe có động cơ giảm 38,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 24,1%. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố có chỉ số sản xuất tính chung 8 tháng năm 2024 giảm 0,4% so với cùng kỳ, bao gồm: Ngành sản xuất trang phục tăng 0,7%; dệt giảm 0,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,7%.

Đối với chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tính riêng tháng 8 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 10,7% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% so với cùng kỳ. Trong đó, có 12/23 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2 có chỉ số tiêu thụ tăng và 11/23 ngành có chỉ số tiêu thụ giảm.

Điểm nhấn một số ngành tăng cao như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 41,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 34,9%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 18,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 18,0%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 17,9%.

Anh Mai phat bieu.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp

Bên cạnh đó, một điểm khởi sắc là chỉ số lao động việc làm tại các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 8 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số lao động còn giảm 3,8% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có chỉ số lao động tăng cao như: Thoát nước và xử lý nước thải tăng 86,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 32,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 30,7%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 28,8%.

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Chủ tịch Phan Văn Mãi đánh giá, nhìn chung tình hình phát triển kinh tế của toàn thành phố trong tháng 8, tiếp tục đà phục hồi tích cực.

Bên cạnh đó, ông Mãi cũng chỉ ra một số vấn đề vướng mắc khi thành phố vẫn đang chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công cả năm 2024 ngày càng cao; môi trường kinh doanh chưa hoàn toàn phục hồi; khả năng hấp thụ vốn mặc dù được cải thiện nhưng chưa đáng kể; sức mua thị trường trong nước vẫn duy trì dưới mức tiềm năng; Tình hình dịch bệnh Sởi cần tiếp tục tập trung theo dõi; một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, mặc dù được tập trung tháo gỡ nhưng còn vướng về quy định, thủ tục.

Lãnh đạo thành phố đề nghị và gợi ý, các đơn vị ngoài việc thảo luận, trao đổi về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội tháng 8, 8 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm tháng 9 năm 2024, các đơn vị cần phải có ý kiến, trao đổi thẳng thắn những nội dung với những mặt được và chưa được như: tập trung giải ngân đầu tư công; triển khai tuần lễ du lịch; khai giảng năm học; đối diện bệnh Sởi; triển khai nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố đến cuối năm…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

Không còn đơn thuần là hợp khẩu vị, thức uống "chuẩn gu" của người trẻ giờ đây phải thỏa mãn đồng thời nhiều tiêu chí như tốt cho sức khỏe, thơm hương, đậm vị nhưng phải là vị tự nhiên chứ không phải chỉ giống tự nhiên, thậm chí đồ uống còn phải thể hiện được chất riêng của người dùng…

Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội tăng tốc khi Mỹ bước vào mùa lễ hội cuối năm

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khởi sắc

Mỹ vẫn dẫn đầu top thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 7 tháng đầu năm 2024. Mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra luôn đạt mức tăng trưởng khá…

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

Nhằm đảm bảo khách hàng trên cả nước có cơ hội tiếp cận với hàng hóa nội địa chất lượng cao, trung bình một năm, WinMart thu mua và tiêu thụ 50.000 tấn rau củ, trong đó hàng nông sản nội địa chiếm hơn 99%...