Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện RCEP giai đoạn 2022-2027

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) giai đoạn 2022-2027

Đây là Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đầu tiên để thực hiện cam kết của Việt Nam trong RCEP.

Theo đó, ngày 30/12/2022 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP để thực hiện các cam kết trong RCEP. Nghị định này thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN (AHTN) 2022 quy định tại Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 của Bộ Tài chính.

Về cơ bản, nội dung Nghị định được quy định tương tự Nghị định Biểu thuế Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác ban hành cùng thời điểm - được áp dụng ổn định và không phát sinh vướng mắc trong quá trình thực thi thời gian qua, nhưng có bổ sung một số Điều khoản đặc thù của RCEP.

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện RCEP giai đoạn 2022-2027
Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện RCEP giai đoạn 2022-2027

Nghị định nêu trên có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Việc ban hành Nghị định nêu trên góp phần xây dựng thể chế để triển khai cam kết thuế quan của Việt Nam theo RCEP, qua đó tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 129 gồm: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho các nước ASEAN, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 129; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Úc; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Trung Quốc; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Nhật Bản; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Hàn Quốc; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho New Zealand.

Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại các phụ lục ban hành kèm theo nghị định này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và chi tiết theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.

Trường hợp Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, người khai hải quan kê khai mô tả, mã hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi, bổ sung và áp dụng thuế suất của mã hàng hóa được sửa đổi, bổ sung quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo nghị định này.

Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07, 17.01, 24.01, 25.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo nghị định này.

Danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...