Để tận dụng hiệu quả nhất những lợi ích của RCEP, doanh nghiệp Việt cần phải làm gì?

Để tận dụng các cơ hội từ RCEP, trước hết doanh nghiệp cần hiểu về Hiệp định cũng như các cam kết cụ thể để xây dựng được những kịch bản hành động tốt.

Trong các bài "RCEP sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực" và "Những "bất lợi" với doanh nghiệp Việt khi tham gia RCEP", Thuonggiaonline đã phân tích về những cơ hội và thách thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Để giúp cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng được những kịch bản hành động tốt, chúng tôi sẽ chuyển tải những khuyến nghị của các chuyên gia trong bài viết này.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI: Với việc thiết lập nên các tiêu chuẩn và cơ chế thống nhất cho toàn bộ khu vực, RCEP sẽ mở thêm nhiều cơ hội kết nối thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nền kinh tế thành viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các chuỗi giá trị trong khu vực này.

Song, để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ RCEP, trước hết doanh nghiệp cần hiểu về Hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như các tác động dự kiến của các cam kết này.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và doanh nghiệp là điều kiện then chốt để tận dụng tốt cơ hội từ RCEP
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và doanh nghiệp là điều kiện then chốt để tận dụng tốt cơ hội từ RCEP

Theo bà Trang, thực tế, quá trình thực hiện 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực của Việt Nam cho thấy một trong những lý do mà nhiều cơ hội FTA đã bị bỏ lỡ là do các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về các cam kết FTA. Theo một Khảo sát của VCCI năm 2020, tỷ lệ hiểu biết ở mức tương đối về các cam kết FTA của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ đạt 23%. Các cam kết FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như RCEP thường không dễ tìm hiểu do số lượng các cam kết đồ sộ, nội dung phức tạp.

Do đó, để thông tin đầy đủ tới cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động thông tin về cam kết RCEP và hướng dẫn tận dụng Hiệp định này cho các ngành, lĩnh vực cụ thể với mức độ sâu hơn, chi tiết hơn, và đầy đủ hơn để từng ngành, từng doanh nghiệp đều được chuẩn bị hành trang kỹ càng cho việc hiện thực hóa các cơ hội của FTA đầy tiềm năng này.

Bàn về giải pháp cụ thể, một chuyên gia về kinh tế khi trao đổi với Thương gia đã đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần sớm xây dựng được những kịch bản hành động tốt, tránh bị động. Theo vị chuyên gia, doang nghiệp cần phải đặc biệt chú trọng vào việc tận dụng hiệu quả những lợi ích của Chứng nhận xuất xứ (C/O) trong xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và ngay cả Trung Quốc. Bởi trong những năm gần đây, việc tận dụng C/O trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chú trọng và đem lại hiệu quả như mong đợi.

Theo quan điểm của vị chuyên gia, cạnh tranh trong RCEP sẽ mạnh hơn, không chỉ ở thị trường trong nước mà ở cả các thị trường RCEP. Ví dụ, giữa Trung Quốc và Nhật Bản chưa có FTA, nhưng với RCEP, họ sẽ có thỏa thuận thương mại. Như vậy, cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nhật Bản sẽ tăng lên.

Các doanh nghiệp trong nước cần sớm xây dựng được những kịch bản hành động tốt
Các doanh nghiệp trong nước cần sớm xây dựng được những kịch bản hành động tốt

Mặc dù thương hiệu sản phẩm Việt Nam cũng được đánh giá cao tại khu vực và thế giới. Cho nên nếu các doanh nghiệp biết khắc phục nhược điểm như tính không chuyên nghiệp, không đồng đều sản phẩm, chất lượng, tăng hiệu quả quy trình sản xuất, doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng được cơ hội từ RCEP.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cần phải tìm hiểu mạnh mẽ hơn nữa về những lợi ích mà Hiệp định đem lại cũng như những thách thức mà các doanh nghiệp này có thể gặp phải. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý, có thể cạnh tranh sòng phẳng với các mặt hàng ngoại.

Đặc biệt, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa Nhà nước và doanh nghiệp là điều kiện then chốt để tận dụng tối đa những lợi ích của RCEP phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, góp phần sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Có thể nói lợi ích từ sự thống nhất và tự do hóa lần đầu tiên có được giữa 15 nền kinh tế thông qua RCEP được kỳ vọng là rất đáng kể cho các thành viên RCEP nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Song hành cùng cơ hội, thách thức đặt ra từ RCEP cũng lớn hơn, phức tạp hơn so với các FTA đang có, nên doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam ngoài việc chủ động để nắm bắt tốt nhất các điều kiện thuận lợi mà RCEP đem lại cũng cần phải nhìn rõ thách thức đặt ra.

Xem thêm

Những "bất lợi" với doanh nghiệp Việt khi tham gia RCEP

Những "bất lợi" với doanh nghiệp Việt khi tham gia RCEP

Song song với những cơ hội như đã phân tích ở bài trước, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với những "bất lợi" nhất định, đặc biệt đối với những mặt hàng từng có lợi thế như dệt may, nông, thủy sản...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...