Chính thức khởi công dự án vành đai 4 vùng Thủ đô

Sáng 25/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1 tại điểm cầu Hoài Đức.

Sáng 25/6, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1 được khởi công tại ba địa phương Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.

Tại Hà Nội, 4 điểm khởi công gồm vị trí giao cắt giữa vành đai 4 với quốc lộ 2, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; giao cắt với đường gom đại lộ Thăng Long, thuộc xã Song Phương, huyện Hoài Đức; giao trục phía nam tại Km45+700, thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai và nút giao với quốc lộ 1A cũ tại Km52+600, thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín.

Tỉnh Bắc Ninh tổ chức khởi công tại lý trình Km35+200 thuộc đoạn tuyến nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh. Tỉnh Hưng Yên chọn huyện Văn Giang làm điểm khởi công.

Vành đai 4 - vùng Thủ đô
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ khởi công dự án

Tham dự buổi lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phát triển hạ tầng nói chung, trong đó có hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đang được tích cực triển khai trên toàn quốc.

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tạo ra không gian phát triển mới cho cả Vùng Thủ đô, đặc biệt có ý nghĩa với TP Hà Nội, các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, nơi tuyến đường đi qua.

Thủ tướng lưu ý thực hiện dự án phải theo đúng tiến độ, mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện GPMB, tái định cư cho người dân, làm sao tái định cư của người dân đến nơi ở mới ít nhất bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ.

Về vấn đề vật liệt xây dựng, bãi thải, Thủ tướng nhấn mạnh "cũng là việc lớn".

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần (3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Tổng chiều dài dự án khoảng gần 113km. Trong đó, đoạn tuyến trên địa bàn TP Hà Nội khoảng 58,2km; Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3km; Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3km.

Dự án được đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80km/h với bề rộng 17m. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên có bề rộng 12m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 85,8 nghìn tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...