Đầu tư 5.388 tỷ đồng xây đường song hành vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội vừa phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Xây dựng đường song hành đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với chiều dài 58,2km...
Đầu tư 5.388 tỷ đồng xây đường song hành vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Tại Quyết định số 1072/QĐ–UBND, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2.1: xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận TP. Hà Nội thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống đường đô thị, đường song hành qua địa phận TP. Hà Nội với tổng chiều dài tuyến khoảng 58,2 km, đi qua địa bàn 7 quận, huyện thuộc UBND TP. Hà Nội.

Tổng mức đầu tư Dự án là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 4.525 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách TP. Hà Nội.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác của khối lượng, kinh phí; kết quả tính toán kết cấu và tính hợp pháp của hồ sơ trình phê duyệt; năng lực của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đơn vị này cũng phải lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai dự án đầu tư, tuân thủ quy định, phù hợp với tiến độ triển khai hoàn thành dự án đầu tư theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội, Nghị quyết số 106/NQ- CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ; xây dựng, đăng ký và đề xuất nhu cầu vốn hàng năm cho dự án đầu tư đảm bảo đáp ứng tiến độ theo yêu cầu. Chủ động nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành dự án đầu tư (trong đó có mô hình quản lý thông tin công trình (BIM)).

Theo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, dự án chạy qua địa bàn các quận, huyện gồm Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Phạm vi xây dựng đường song hành phải có chiều dài khoảng 51,61km, đường song hành trái có chiều dài khoảng 51,55km.

Đường song hành này có thiết kế vận tốc 80km/h, theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị. Riêng đoạn tuyến đi ngoài đê Song Phương (Km30+310-Km33+060) thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu, vận tốc thiết kế 60km/h theo tiêu chuẩn đường đô thị. Quy mô mặt cắt ngang (phân kỳ đầu tư giai đoạn 1) có nền đường rộng 12m.

Đối với các nút giao được dự kiến đầu tư xây dựng nút liên thông sẽ được đầu tư đồng bộ trong Dự án thành phần 3 (nút cao tốc Hà Nội - Lào Cai; trục Mê Linh; Đại lộ Thăng Long; Quốc lộ 6; cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ).

Các nút giao với các đường ngang là đường tỉnh, quốc lộ, trục chính đô thị hiện hữu khác có lưu lượng lớn tổ chức giao thông phức tạp trước mắt thiết kế nút giao bằng, điều khiển bằng đèn tín hiệu và vạch sơn, biển báo dẫn hướng đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.

Đối với các tuyến đường khác sẽ được vuốt nối thuận lợi với đường song hành hai bên tuyến và tổ chức quay đầu trong khoảng 1km một vị trí đối với các đoạn tuyến tổ chức giao thông một chiều.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.