Chủ tịch FLC lại gom cổ phiếu nâng sở hữu lên 30,12%

Ông Trịnh Văn Quyết vừa có thông báo đăng kí mua thêm 37 triệu cổ phiếu FLC để nâng sở hữu lên 30,12%, tương đương gần 192,2 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch FLC lại gom cổ phiếu nâng sở hữu lên 30,12%

Thời gian ông Trịnh Văn Quyết sẽ mua cổ phiếu FLC từ ngày 15/11 đến 15/12/2017. Nếu giao dịch thực hiện thành công, ông Trịnh Văn Quyết sẽ sở hữu 192.187.150 cổ phiếu FLC, chiếm 30,12% vốn điều lệ Công ty.

Trước đó, ông Quyết đã có hai đợt đăng ký mua cổ phiếu với tổng khối lượng 31 triệu đơn vị nhằm nâng sở hữu lên mức 24,32% vốn điều lệ. Hồi tháng 8, ông Quyết đã gom xong 20 triệu cổ phiếu FLC ở vùng giá quanh 7.100 đồng/CP, sau đó cổ phiếu FLC bất ngờ tăng trần liên tục lên mức 9.160 đồng/CP. Khối lượng giao dịch khớp kỷ lục có phiên lên tới 72 triệu đơn vị, tính tổng chung đợt “sóng” này khớp lệnh đạt hơn 300 triệu đơn vị. Nhưng cơn sóng này qua rất nhanh, FLC đột ngột lao dốc về giao dịch quanh mức 7.200 đồng/CP.

Như vậy, qua 3 đợt này ông Quyết đã đăng kí mua gom 68 triệu cổ phiếu FLC với tổng giá trị ước tính hơn 510 tỷ đồng (tính theo giá bình quân 7.200 đồng/CP). 

Ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn của FLC liên tục có động thái mua gom cổ phiếu để gia tăng sở hữu trong giai đoạn mã này giao dịch dưới mệnh giá. Có thời điểm đầu năm 2017, cổ phiếu FLC rơi về vùng đáy 5.000 đồng/CP. Song FLC vẫn duy trì mức thanh khoản cao nhất trên sàn HSX.

Ngoài ra, ông Quyết cũng đăng kí mua gom cổ phiếu HAI và AMD là 2 công ty kinh doanh ở lĩnh vực nông dược và khoáng sản đều đang có sự cải thiện tích cực về kết quả kinh doanh sau khi nhóm cổ đông liên quan FLC tham gia quản trị điều hành công ty. 

Sáng nay 23/10, Tập đoàn FLC đang tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2017, đáng chú ý là kế hoạch phát hành riêng lẻ cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên trên 7.875 tỷ đồng.

Tổng vốn thu về từ đợt phát hành dự kiến khoảng 1.495 tỷ đồng sẽ dùng được FLC phân bổ như sau: 600 tỷ đồng bổ sung vốn vào Dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và Trung tâm thương mại số 265 Cầu Giấy; 600 tỷ đồng bổ sung vốn thực hiện dự án Quần thể Trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng tại khu vực đồi cột 3 đến cột 8, thành phố Hạ Long; Còn lại 295 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD.

Tiếp sau ĐHCĐ bất thương của FLC, công ty liên quan KLF cũng sẽ tổ chức ĐHCD bất thường vào cuối tháng 10 này với nội dung quan trọng là kế hoạch phát hành thêm 98 triệu cổ phiếu để tăng vốn. Trong suốt 2 năm qua, KLF luôn giao dịch dưới mệnh giá, ở vùng giá chỉ 2.000 đồng/CP. Gần đây, KLF liên tục tăng mạnh có thời điểm lập đỉnh 6.200 đồng/CP song lại nhanh chóng lao dốc về giao dịch ở vùng giá 4.000 đồng/CP.

>> Nhóm cổ phiếu HAI- ROS tăng trần, VNIndex tăng tốc vượt 831 điểm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...