Chưa bố trí được nguồn lực để di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng.
Chưa bố trí được nguồn lực để di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội

Trong chương trình kỳ họp Quốc hội thứ 4, Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội.

Báo cáo cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở bộ, ngành theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trong đó chỉ đạo tập trung phát triển tại khu Tây Hồ Tây (khoảng 35ha) và một phần tại khu vực Mễ Trì. Phương án di dời gồm hai nhóm. 

Nhóm 1 là các cơ quan đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ, bao gồm 23 cơ quan.

Trong đó, 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất và thực hiện đầu tư xây mới, gồm: Bộ Nội vụ, Bộ TN-MT, Bộ KH-CN, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, T.Ư Hội Nông dân (7 cơ quan đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 1 cơ quan là Bộ Ngoại giao đang hoàn thiện).

15 cơ quan thực hiện tại chỗ gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học kỹ thuật Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và T.Ư Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Nhóm 2 gồm các cơ quan đề xuất di dời gồm 13 cơ quan gồm Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Công thương, Bộ VH-TT-DL, Bộ TT-TT, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Xây dựng (các cơ quan này đã đề xuất xây dựng trụ sở mới tại khu vực quy hoạch xây dựng các trụ sở bộ ngành), Bộ Tư pháp, Bộ KH-ĐT, Bộ NN-PTNT, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Về nhóm cơ quan đề xuất di dời, Bộ Xây dựng cho hay đã hoàn thành tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc các bộ, ngành T.Ư tại khu vực Tây Hồ Tây.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, việc di dời hiện nay đang gặp khó khăn khi chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng. Trong khi tổng nhu cầu vốn ngân sách là rất lớn.

Ngoài ra, các bộ, ngành, Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời).

Đề xuất di dời các trụ sở bộ ngành ra khỏi được đưa ra từ hơn 10 năm nay, tuy nhiên, đến nay công tác di dời gần như dậm chân tại chỗ.

Nhiều đời Bộ trưởng Xây dựng đã phải trả lời chất vấn trước Quốc hội các nguyên nhân vì sao tiến độ di dời chậm. Nhưng đến nay việc di dời vẫn chưa thực sự sáng rõ về thời gian và kế hoạch triển khai.

Xem thêm

3 phương án di dời trụ sở của 13 bộ ngành Hà Nội

3 phương án di dời trụ sở của 13 bộ ngành Hà Nội

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) vừa gửi bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo bổ sung phương án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương tại thủ đô Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...