Chưa giảm lãi suất tái cấp vốn, chính sách tiền tệ Việt Nam vẫn không thay đổi

Trong báo cáo triển vọng toàn cầu mới đây, UOB đã có những nhận định về chính sách tiền tệ của Việt Nam sau khi FED tiếp tục tăng lãi suất…
chính sách tiền tệ

Còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2022, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ra quyết định tăng lãi suất rất mạnh. Cùng với đó là sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát diễn ra trên toàn thế giới.

Diễn biến trên đã khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải điều chỉnh một loại các chính sách điều hành. Cụ thể, vào ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm. Thậm chí, một tháng sau đó, cơ quan này còn phải triển khai thêm một đợt tăng lãi suất khác với cùng cường độ.

Song song, Ngân hàng Nhà nước công bố mở rộng biên độ giao dịch USD/VND từ +/-3% lên +/-5% để cho phép VND linh hoạt hơn trong bối cảnh đồng USD mạnh lên.

Tuy nhiên, tại diễn biến gần nhất, khi ngành ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu bắt đầu lún vào cuộc khủng hoảng niềm tin, sự bất ổn toàn cầu cũng dần xuất hiện.

Trước bối cảnh này, ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hạ lãi suất tái chiết khấu ở mức 1 điểm phần trăm, từ mức 4,5% xuống 3,5%. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 1 điểm phần trăm lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng xuống 6%. Cùng với đó là giảm trần lãi suất cho vay 0,5% đối với các tài khoản ngân hàng ngắn hạn trong một số lĩnh vực từ 5,5% xuống 5%.

Chính sách tiền tệ
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

Theo báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam vừa công bố, ngân hàng UOB đánh giá, việc Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6% đã cho thấy lập trường chính sách vẫn không thay đổi mặc dù có cắt giảm các loại lãi suất khác. Chỉ khi việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo bình ổn giá được cân bằng, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ thiên về chính sách nới lỏng hơn trong giai đoạn sắp tới.

Việc Fed sẵn sàng kết thúc chu kỳ tăng lãi suất ngay sau tháng 5/2023 và tỷ lệ lạm phát trong nước đang cho thấy một số dấu hiệu đảo chiều, chúng tôi dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 1 điểm phần trăm đâu đó trong quý 2/2023 xuống còn 5%. Hiện tại, chúng tôi nghĩ đây có thể là động thái một lần kèm nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn có thể được thực hiện nếu áp lực lạm phát trong nước giảm bớt, mặc dù điều này rất không chắc chắn ở thời điểm hiện tại”, nhóm nghiên cứu tại UOB dự báo.

Dự báo tỷ giá USD/VND trong thời gian tới của OUB
OUB dự báo tỷ giá USD/VND trong thời gian tới

Hiện tại, VND nổi bật là một trong những đồng tiền ổn định nhất ở châu Á. Bất chấp những thay đổi lớn trong kỳ vọng tăng lãi suất của Fed, lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng rối loạn của hệ thống ngân hàng Mỹ, VND giao dịch trong biên độ hẹp 0,8% quanh mức 23.600 VND/USD.

Sự ổn định này được củng cố bởi diễn biến phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu và sản xuất công nghiệp cùng với lạm phát giảm có thể sẽ giữ ổn định cho đồng VND.

“Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng USD/VND sẽ nối gót các cặp tỷ giá ngoại hối USD/Châu Á khác tiến tới mốc cao hơn là 24.200 VND trong quý 2/2023 trước khi giảm xuống 24.000 VND trong quý 3/2023; 23.800 VND trong quý 4/2023 và 23.600 VND trong quý 1/2024”, báo cáo nêu rõ.

Xem thêm

Vụ Chính sách tiền tệ có tân Vụ trưởng

Vụ Chính sách tiền tệ có tân Vụ trưởng

Ông Phạm Chí Quang vừa được Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ sau hơn một năm ở vị trí phụ trách điều hành việc của đơn vị này.
Sau năm 2022, Ngân hàng Nhà nước rút ra 3 bài học trong điều hành chính sách tiền tệ

Sau năm 2022, Ngân hàng Nhà nước rút ra 3 bài học trong điều hành chính sách tiền tệ

Năm 2022, biến động tài chính, tiền tệ quốc tế và trong nước là vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của doanh nghiệp và người dân cả nước. Nó cũng đã đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước nhiều khó khăn, thách thức và cả bài học kinh nghiệm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Chính sách tiền tệ sẵn sàng vượt "sóng dữ"

Chính sách tiền tệ sẵn sàng vượt "sóng dữ"

Với việc sẵn sàng đón nhận tác động bất ngờ từ thế giới và trong nước, Ngân hàng Nhà nước đang cho thấy mình là người thuyền trưởng đáng tin để lèo lái con thuyền chính sách tiền tệ...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...