Theo đó, ngày 11/4, Chứng khoán Bảo Việt đã chuyển nhượng 2,8 triệu cổ phiếu TMT, giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 7,593% xuống 0,000014%, tương ứng chỉ còn nắm giữ 5 cổ phiếu TMT. BVSC đã không còn là cổ đông lớn của TMT từ ngày 11/4/2019.
Được biết, số cổ phiếu TMT được BVSC mua vào ngày 26/10/2018, với số tiền chi ra là 28 tỷ đồng. Như vậy sau nửa năm, BVSC thu về số lãi là 1,68 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.
"Trước đó, các cá nhân và tổ chức đã giao dịch khá lớn lượng cổ phiếu TMT. Cụ thể, bà Lê Thị Ngà cũng đã bán toàn bộ 4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 10,73% vốn tại TMT; ông Bùi Văn Kiên đã bán bớt 1,79 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 2,48 triệu cổ phiếu TMT nắm giữ và cả 2 cá nhân này đã rút tên khỏi danh sách cổ đông lớn của Công ty.
Ở diễn biến khác, Chứng khoán Dầu khí (PSI) đã chi gần 50 tỷ đồng để mua vào gần 7,4 triệu cổ phiếu TMT. Qua đó, PSI tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TMT từ 0% lên 20,06% và trở thành cổ đông lớn của TMT.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu TMT đã có lúc bị rơi xuống dưới ngưỡng 5.000 đồng/CP vào giữa năm 2018, tuy nhiên sau đó đã phục hồi và hiện giao dịch quanh mức 8.000 đồng/CP. Đóng cửa phiên 17/4, TMT tăng nhẹ 0,7% lên 8.600 đồng/CP với khối lượng khớp 6.800 đơn vị.
Theo kế hoạch kinh doanh, năm 2019, dự kiến sản lượng xe tiêu thụ trong năm của TMT đạt 5.196 xe tải các loại, tăng 64,8% so với năm 2018. Doanh thu thuần đạt 2.308 tỷ đồng, tăng 84,1% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế đạt 61,5 tỷ đồng, tăng 2,12% so với 2018.
>> Sau kiểm toán, Tập đoàn Bảo Việt lãi 1.114 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 5 tỷ USD