Chứng khoán BSC cắt margin với cổ phiếu HPX từ 14/11

Cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát bất ngờ bị cắt margin tại Chứng khoán BSC từ ngày 14/11. Về cổ phiếu HPX đang trên đà giảm liên tiếp 9 phiên, chỉ tính từ đầu tháng 11 đến nay cổ phiếu này đã giảm 27% thị giá.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC - mã chứng khoán BSI) ngày 14/11/2022 đã ra thông báo loại mã cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) ra khỏi danh mục chứng khoán được phép ký quỹ tại BSC từ ngày 14/11/2022.

Cũng phiên ngày 14/11 cổ phiếu HPX giảm sàn về mức 18.600 đồng/cổ phiếu, gia tăng số phiên giảm điểm liên tiếp lên con số 9. Tính từ đầu tháng 11 đến nay HPX đã giảm 27% thị giá. Còn nếu tính từ đầu năm 2022 HPX giảm 44%.

Đến cuối phiên chiều 15/11, cổ phiếu HPX tiếp tục giảm phiên thứ 10 về 17.300 đồng, vốn hoá thị trường ước tính hơn 7.800 tỷ đồng. Nếu tính từ ngày 26/11/2021 đến nay, cổ phiếu HPX đã giảm 56,8% từ 40.000 đồng/cổ phiếu.

cổ phiếu HPX
Một dự án cảu Hải Phát Invest tại Hà Nội.

4 lô trái phiếu thế chấp bằng cổ phiếu

Được biết, Hải Phát Invest đang có 4 lô trái phiếu thế chấp bằng cổ phiếu.

Trong đó, lô trái phiếu có mã HPXH2123004 phát hành ngày 6/7/2021, kỳ hạn 18 phát và mệnh giá 100 tỷ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo cho khoản trái phiếu là cổ phiếu HPX và đơn vị đăng ký là Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Như vậy, so với thời điểm phát hành lô trái phiếu HPXH2123004, cổ phiếu HPX đã giảm 41,8% giá trị từ giá 29.740 đồng/cổ phiếu.

Lô thứ hai có mã HPXH2123008 phát hành ngày 28/10/2021, kỳ hạn 24 tháng với mệnh giá 250 tỷ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo là cổ phiếu HPX và các tài sản khác, đơn vị lưu ký là chứng khoán Dầu khí.

Như vậy, so với ngày phát hành tới thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu HPX đã giảm 47,7% từ giá 33.100 đồng/cổ phiếu.

Lô thứ ba có mã HPXH2124001 phát hành ngày 5/5/2021, kỳ hạn 36 tháng với mệnh giá 650 tỷ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo là 1.234.311 cổ phiếu HPX của ông Lê Việt Dũng và các bất động sản khác. Được biết, đơn vị quản lý và lưu ký là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội.

Như vậy, so với thời điểm phát hành lô trái phiếu thứ ba, giá cổ phiếu HPX đã giảm 42,6% từ 30.130 đồng/cổ phiếu.

Lô thứ tư có mã HPXH2124009 phát hành ngày 25/11/2021, kỳ hạn 36 tháng với mệnh giá 250 tỷ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo là 18,3 triệu cổ phiếu HPX (18,16 triệu cổ phiếu của ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát và 140.000 cổ phiếu của ông Phan Văn Điền). Lô trái phiếu được đăng ký và lưu ký bởi Chứng khoán Bảo Việt.

Như vậy, so với thời điểm phát hành lô trái phiếu thứ 4, giá cổ phiếu HPX đã giảm 54,8% từ 38.300 đồng/cổ phiếu.

Nói tóm lại, cả 4 lô trái phiếu được phát hành và có tài sản đảm bảo, kể từ khi phát hành cổ phiếu HPX đã giảm từ 41,8% đến 54,8%, điều này đồng nghĩa giá trị tài sản đảm bảo đã giảm đáng kể so với thời điểm phát hành. Nếu tiếp tục giảm làm cho giá trị tài sản đảm bảo dưới giá trị dư nợ, đơn vị này sẽ phải bổ sung tài sản đảm bảo.

Hải Phát Invest nợ trái phiếu hơn 3.700 tỷ đồng

Tính tới ngày 30/09/2022, tổng tài sản của HPX đạt gần 10.286 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với đầu năm. Phần tăng đến từ các khoản thu dài hạn khác tăng từ gần 563 tỷ đồng lên gần 1.318 tỷ đồng (gấp 2,3 lần), chủ yếu là hợp đồng hợp tác đầu tư với đối tác.

Cuối kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn khác đạt hơn 1.475 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm, bao gồm tiền tạm ứng và các khoản đặt cọc theo hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần, dự án giữa công ty và một số đối tác.

Hàng tồn kho đạt 3.807 tỷ đồng, không biến động nhiều so với đầu năm, chủ yếu là các bất động sản để bán đã xây dựng (gần 3.080 tỷ đồng).

Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh so với đầu năm, từ gần 635 tỷ đồng về hơn 68 tỷ đồng (giảm 89%).

Tại ngày 30/09, Hải Phát Invest còn có khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giá trị hơn 334 tỷ đồng. Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả của HPX tại cuối tháng 9 hơn 6.651 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm gần 600 tỷ đồng, chủ yếu tăng khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Trong đó, tổng nợ vay tại các ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp hơn 4.754 tỷ đồng.

Riêng khoản vay trái phiếu, bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn, chiếm hơn 3.754 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với đầu năm (hơn 4.179 tỷ đồng). Lãi suất các lô trái phiếu của HPX dao động từ 8,8 - 11%/năm, kỳ hạn trả lãi 3 - 6 tháng/lần.

Điểm đáng chú ý khác là dòng tiền kinh doanh 9 tháng của HPX âm 146 tỷ đồng, do tăng các khoản phải thu (719 tỷ đồng) và tăng tiền lãi vay đã trả (261 tỷ đồng). Con số này cải thiện đáng kể so với cùng kỳ âm hơn 2.611 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...