Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong ngày đầu tháng 8

Hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall giảm điểm vào ngày đầu tiên của tháng 8, chịu áp lực bởi sự suy yếu của cổ phiếu tiêu dùng khi các nhà đầu tư “tiêu hóa” vòng báo cáo kết quả thu nhập hàng quý mới nhất…

Các nữ trader làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán New York Stock Exchange (NYSE), Mỹ
Các nữ trader làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán New York Stock Exchange (NYSE), Mỹ

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 71,15 điểm (+0,2%) lên 35.630,68 điểm. Ngược lại, S&P 500 mất 12,23 điểm (-0,27%) còn 4.576,73 điểm và Nasdaq Composite giảm 62,11 điểm (-0,43%) xuống 14.283,91 điểm.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 10,45 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 10,72 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Cổ phiếu của các công ty tăng trưởng vốn hóa lớn như Tesla và Amazon.com đã mất điểm khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 4%. Điều này mang tính chu kỳ hơn là diễn biến mang tính thời điểm, bởi đây là nhóm cổ phiếu thường có định giá giảm khi chi phí đi vay tăng.

Trong số các công ty dược phẩm nặng ký, Pfizer trượt nhẹ trong một phiên giao dịch bấp bênh sau khi doanh thu hàng quý của nhà sản xuất dược phẩm này thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích vì doanh số bán các sản phẩm liên quan đến Covid-19 giảm.

Tương tự, cổ phiếu Uber mất 5,7% do công ty không đạt kỳ vọng của Phố Wall trong doanh thu quý hai.

Cổ phiếu của Norwegian Cruise Line lao dốc hơn 12,1% sau khi dự báo lợi nhuận quý ba thấp hơn ước tính, với lý do chi phí cao hơn.

JetBlue Airways giảm 8,3% khi hãng bay hạ dự báo lợi nhuận hàng năm do ảnh hưởng từ việc chấm dứt thỏa thuận chia sẻ doanh thu với American Airlines.

Ở một số cổ phiếu riêng lẻ khác, thúc đẩy cho mức tăng của Dow Jones, Caterpillar leo thêm 8,9% khi công ty tự tin rằng lợi nhuận trong hai quý cuối năm sẽ tăng, mặc dù có cảnh báo về sự sụt giảm của doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trong quý hiện tại.

Arista Networks tăng vọt 19,7% khi nhà sản xuất thiết bị mạng dự báo doanh thu hàng quý tốt hơn mong đợi.

Nhìn chung, dữ liệu của Refinitiv hôm 1/8 cho thấy thu nhập Quý hai của các doanh nghiệp Mỹ dự kiến sẽ chỉ giảm khoảng 5,9% so với một năm trước đó, ít hơn so với mức giảm 7,9% ước tính một tuần trước đó.

Về khía cạnh kinh tế, ngành sản xuất của nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như đã ổn định nhưng vẫn ở mức yếu hơn trong tháng 7 khi các đơn đặt hàng mới dần được cải thiện, trong khi một cuộc khảo sát cho thấy số lượng việc làm của nhà máy giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm, cho thấy tình trạng sa thải đang tăng tốc.

giá dầu 1.jpg

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 1% vào sáng 2/8, giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 4 sau khi dữ liệu ngành cho thấy lượng dầu thô tồn kho ở Mỹ, nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới, giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến.

Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 10 tăng 92 cent, tương đương 1,1%, lên 85,83 USD/thùng trong khi dầu thô WTI tăng 84 cent, tương đương 1,03%, lên 82,21 USD/thùng.

Trước đó, cả hai điểm chuẩn đều đã trượt giảm vào phiên 1/8, phá vỡ chuỗi ba ngày tăng điểm liên tiếp.

Dự trữ dầu của Mỹ đã mất hơn 15,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/7, trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, lớn hơn rất nhiều so với ước tính của các nhà phân tích là 1,37 triệu thùng.

Tồn kho dầu cũng bắt đầu giảm ở một số khu vực khác do cầu vượt cung, vốn bị hạn chế bởi việc cắt giảm sản lượng sâu từ Arab Saudi, quốc gia đứng đầu tại Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Các nhà phân tích kỳ vọng Arab Saudi sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày thêm một tháng (bao gồm cả tháng 9) trong cuộc họp ngày 4/8 tới.

Xem thêm

Phố Wall kết thúc tháng 7 ở mức cao

Phố Wall kết thúc tháng 7 ở mức cao

Chứng khoán Mỹ đóng cửa với ít thay đổi vào phiên 31/7, kết thúc một tháng 7 lạc quan nhờ thu nhập tốt của các công ty và hy vọng về một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng cho nền kinh tế Mỹ…

Có thể bạn quan tâm

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

Việc xuất hiện lực cầu gia tăng khi chỉ số quay về vùng 1.250-1.260 điểm cho thấy đây là mốc hỗ trợ đáng tin cậy của thị trường trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ với kháng cự gần nhất là vùng 1.280 điểm...

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…