Chứng khoán Mỹ nhích nhẹ khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 4

Hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong bối cảnh các nhà đầu tư phân tích bình luận từ các quan chức Fed và chờ đón dữ liệu lạm phát quan trọng vào tuần tới…

Chứng khoán Mỹ nhích nhẹ khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 4

Kết thúc phiên 10/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 125,08 điểm (+0,32%) lên 39.512,84 điểm, S&P 500 nhích 8,6 điểm (+0,16%) thành 5.222,68 điểm và Nasdaq Composite giảm 5,40 điểm (-0,03%) xuống 16.340,87 điểm.

Cả ba chỉ số đều có được mức tăng trong tuần, trong đó Dow Jones có đà tăng trong giai đoạn thứ Sáu đến thứ Sáu lớn nhất kể từ giữa tháng 12.

Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, hàng tiêu dùng thiết yếu có mức tăng phần trăm lớn nhất, trong khi hàng tiêu dùng không thiết yếu lại tụt hậu.

Mùa thu nhập quý đầu tiên đang tiến gần đến gần với hồi kết. Theo dữ liệu của LSEG, trong số 459 công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo, 77% đưa ra kết quả vượt trội so với dự đoán của các nhà phân tích.

Nvidia tăng 1,3% sau khi Taiwan Semiconductor Manufacturing Co, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính cho Nvidia, báo cáo doanh số tháng 4 tăng gần 60%.

Cổ phiếu của Novavax bật tăng 98,7% nhờ thỏa thuận cấp phép trị giá tới 1,2 tỷ USD của nhà sản xuất vaccine với Sanofi.

SoundHound AI tăng ổn định 7,2% với ước tính kết quả doanh thu vượt quý đầu tiên.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 9,47 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 10,87 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, bình luận từ một số quan chức Fed đã giúp đặt ra kỳ vọng mới khi những người tham gia thị trường hướng tới dữ liệu lạm phát vào tuần tới.

Chuck Carlson, giám đốc điều hành của Horizon Investment Services cho biết: “Không ai thực sự muốn “manh động” trước khi bước sang tuần tới. Và chúng ta đang bước vào thời điểm trong năm mà mọi người dường như “nghỉ sớm” từ thứ Sáu”.

Trong một bình luận mới đây, chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic thừa nhận những dấu hiệu gần đây cho thấy nền kinh tế đang chậm lại, nhưng nói thêm rằng thời điểm cắt giảm lãi suất vẫn chưa chắc chắn.

Với giọng điệu “diều hâu” hơn, chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan lại cho rằng vẫn chưa rõ liệu chính sách tiền tệ có đủ thắt chặt để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương hay không.

Những tín hiệu cập nhật sẽ được biết rõ hơn vào tuần tới khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất (CPI và PPI). Các nhà phân tích kỳ vọng báo cáo CPI quan trọng sẽ cho thấy mức giá cốt lõi là 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Vào thứ Sáu, báo cáo sơ bộ của Đại học Michigan về Tâm lý người tiêu dùng tháng 5 cho thấy tâm trạng của người tiêu dùng Mỹ đã có mức đi xuống hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 8/2021, trong khi kỳ vọng lạm phát ngắn hạn và dài hạn đang nóng lên.

GIÁ DẦU TRƯỢT GIẢM

lynxmpek49005-l-3971.jpg

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm gần 1 USD/thùng vào 10/5 do bình luận từ các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ cho thấy khả năng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này có thể cản trở nhu cầu từ những nước tiêu thụ dầu nhất thế giới.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 1,09 USD, tương đương 1,3%, xuống 82,79 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,00 USD, tương đương 1,3%, đóng cửa ở mức 78,26 USD/thùng.

Trong tuần, dầu Brent ghi nhận mức giảm 0,2%, trong khi WTI chứng kiến mức tăng 0,2%.

Phát biểu của chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan đã khiến tâm lý thị trường biến động, bởi lãi suất cao hơn thường làm chậm hoạt động kinh tế và làm suy yếu nhu cầu dầu mỏ.

Đồng USD mạnh lên sau bình luận của các quan chức Fed cũng khiến hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Nhà phân tích Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates chỉ ra thêm rằng giá dầu còn đang chịu áp lực từ lượng nhiên liệu tồn kho ngày càng tăng của Mỹ dù rằng nước này đang tiến gần đến mùa hè - mùa lái xe sôi động. “Với sự sụt giảm giá trong tháng qua và xu hướng nhu cầu yếu hơn dự kiến đối với xăng và dầu diesel của Mỹ, một số điều chỉnh giá xuống có thể xuất hiện”, ông Ritterbusch lưu ý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...