Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm ở phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chủ động mua vào sau đợt giảm kéo dài 4 tuần của Nasdaq và S&P 500. Đồng thời, họ cũng xem xét các dữ liệu kinh tế mới nhất để đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump…

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Kết thúc phiên 17/3, chỉ số Dow Jones tăng 353,44 điểm (+0,85%) lên 41.841,63 điểm, S&P 500 thêm 36,18 điểm (+0,64%) thành 5.675,12 điểm, còn Nasdaq leo 54,58 điểm (+0,31%) đạt 17.808,66 điểm.

Chứng khoán Mỹ đã lao dốc trong vài tuần gần đây, với S&P 500 tuần trước giảm hơn 10% so với mức đỉnh kỷ lục hồi tháng 2 và chính thức rơi vào vùng điều chỉnh. Tuy nhiên, thị trường đã ghi nhận các tín hiệu phục hồi kể từ thứ Sáu tuần trước. Chỉ số Dow Jones hiện chỉ còn cách vùng điều chỉnh khoảng 3% sau hai phiên tăng liên tiếp, trong khi Nasdaq xác nhận đã rơi vào vùng điều chỉnh từ ngày 6/3.

Trong 11 nhóm ngành chính thuộc S&P 500, bất động sản và năng lượng dẫn đầu đà tăng, còn nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu là lĩnh vực duy nhất giảm điểm.

Cổ phiếu Tesla mất 4,79% sau khi công ty môi giới Mizuho hạ giá mục tiêu từ mức 515 USD xuống còn 430 USD/cổ phiếu. Tính từ đầu năm, cổ phiếu Tesla đã trượt giảm 41%.

Ngược lại, cổ phiếu nhóm điện toán lượng tử bứt phá mạnh mẽ, với D-Wave Quantum và Quantum Corp lần lượt tăng 10,15% và 40,09% nhờ sự kiện hội nghị thường niên của nhà sản xuất chip AI Nvidia.

Cổ phiếu Intel cũng tăng vọt 6,82% khi Reuters đưa tin CEO sắp nhậm chức Lip-Bu Tan đang xem xét thực hiện những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất chip và chiến lược AI của công ty.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt 13,86 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình 16,53 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch gần nhất.

Về khía cạnh kinh tế, doanh số bán lẻ tại Mỹ đã hồi phục nhẹ trong tháng 2 nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng, điều này phản ánh sự bất ổn gia tăng do thuế quan. Một báo cáo khác cho thấy hoạt động sản xuất tại bang New York trong tháng 3 giảm mạnh nhất gần hai năm qua.

“Chi tiêu trực tuyến là dấu hiệu duy nhất về sự phục hồi sau đợt sụt giảm hồi tháng 1 và xu hướng tích trữ hàng hóa trước khi thuế quan có hiệu lực. Tâm lý thị trường thường không dự đoán chính xác chi tiêu thực tế, nhưng những cảm xúc tích cực từng thúc đẩy chi tiêu giờ đây đã trở thành ký ức xa vời”, ông Brian Jacobsen, chuyên gia kinh tế trưởng tại Annex Wealth Management nhận định.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp chính sách vào thứ Tư và được kỳ vọng giữ nguyên lãi suất, theo công cụ FedWatch của CME. Fed cũng sẽ công bố dự báo kinh tế mới nhất cùng với tuyên bố chính sách, mang đến cái nhìn rõ ràng hơn về cách mà ngân hàng trung ương Mỹ đánh giá tác động từ những chính sách của chính quyền Trump – những chính sách đã làm lu mờ triển vọng kinh tế vốn dĩ vững chắc trước đó.

GIÁ DẦU BẬT TĂNG

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh vào thứ Hai với hợp đồng tương lai dầu Brent giao tăng 0,9% lên 71,24 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI tăng 0,9% lên 67,54 USD/thùng.

Vào hôm 16/3, Trung Quốc công bố một kế hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, báo hiệu sự chuyển hướng chiến lược để biến nhu cầu trong nước thành động lực tăng trưởng chính. Triển vọng tiêu dùng tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực như ô tô và công nghệ, được kỳ vọng sẽ đẩy nhu cầu năng lượng đi lên.

Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi triển vọng hòa bình tại Nga - Ukraine, bởi nếu đạt được thỏa thuận, dầu thô Nga có thể quay trở lại thị trường toàn cầu, từ đó tác động đến giá dầu trong thời gian tới.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ phục hồi, giá dầu tăng hơn 1%

Chứng khoán Mỹ phục hồi, giá dầu tăng hơn 1%

Chứng khoán Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ khi các nhà đầu tư tích cực bắt đáy sau một tuần đầy biến động, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các đối tác làm dấy lên lo ngại suy thoái kinh tế…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...