Nỗi lo suy thoái bao trùm, chứng khoán Mỹ bị bán tháo dữ dội

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào thứ Hai khi căng thẳng thương mại leo thang và xuất hiện lo ngại nền kinh tế Mỹ có thể đang trượt dần vào suy thoái…

Nỗi lo suy thoái bao trùm, chứng khoán Mỹ bị bán tháo dữ dội

Kết thúc phiên 10/3, chỉ số Dow Jones giảm 890,01 điểm (-2,08%) còn 41.911,71 điểm, S&P 500 mất 155,64 điểm (-2,70%) thành 5.614,56 điểm và Nasdaq Composite trượt 727,90 điểm (-4,00%) xuống 17.468,32 điểm.

Trong 11 nhóm ngành chính của S&P 500, công nghệ chứng kiến đà giảm mạnh nhất (-4,4%).

Cổ phiếu công nghệ chịu áp lực từ việc đồng yên Nhật tăng mạnh và lợi suất trái phiếu chính phủ cao đột biến, trong bối cảnh giới đầu tư từ bỏ các giao dịch "carry trade" đồng yên trước kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm tăng lãi suất.

"Nếu bạn muốn hiểu điều gì đang xảy ra với thị trường Mỹ, đừng chỉ tập trung vào thuế quan, mà hãy nhìn vào lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Giao dịch “carry trade “đang bị tháo gỡ trong khi tất cả dòng tiền nóng đó đều đổ vào Mag 7. Đó là lý do cổ phiếu công nghệ lao dốc”, ông Thomas Hayes, Chủ tịch Great Hill Capital nhận định.

Tesla giảm sâu 15,4% khi hãng xe điện Mỹ chịu tác động tiêu cực từ tin tức CEO Elon Musk sa thải nhân sự trong Bộ phận Hiệu suất Chính phủ và các cuộc biểu tình phản đối quan điểm chính trị cực hữu của ông tại châu Âu.

Cổ phiếu Coinbase và MicroStrategy, vốn theo sát biến động của Bitcoin, lần lượt trượt 17,6% và 16,7%.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt 18,77 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 16,42 tỷ cổ phiếu của 20 phiên vừa qua.

Đợt bán tháo từ tuần trước tiếp tục kéo dài, thậm chí còn ở cường độ lớn hơn trong phiên giao dịch thứ Hai. S&P 500 chứng kiến mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ 18/12/2024, trong khi Nasdaq thiên công nghệ ghi nhận đà giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ tháng 9/2022.

"Mức giảm trong ngày là khá lớn, nhưng đây vẫn là đợt điều chỉnh bình thường trong một thị trường tăng trưởng”, ông Tom Hainlin, chiến lược gia đầu tư tại U.S. Bank Wealth Management đánh giá.

Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối bình luận về phản ứng tiêu cực của thị trường đối với chính sách thuế quan thất thường của ông, cũng như khả năng những chính sách này có thể đẩy nền kinh tế vốn đang suy yếu vào suy thoái.

Ngân hàng HSBC đã hạ triển vọng thị trường chứng khoán Mỹ, viện dẫn sự bất ổn xung quanh các chính sách thuế quan.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Reuters với các nhà kinh tế cho thấy nguy cơ suy thoái ngày càng lớn không chỉ đối với Mỹ mà còn với Canada và Mexico.

Tình hình càng thêm bất ổn khi các nhà lập pháp ở Washington đang chạy đua để thông qua dự luật chi tiêu để tránh nguy cơ chính phủ đóng cửa.

Chỉ số CBOE Volatility Index, thường được gọi là “thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall”, tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2024.

GIÁ DẦU SUY GIẢM

Trên thị trường năng lượng, giá dầu trượt giảm ở phiên thứ hai liên tiếp do lo ngại thuế quan quan có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu năng lượng, trong khi OPEC+ lại đẩy mạnh nguồn cung.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 29 cent (-0,42%) xuống còn 68,99 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 36 cent (-0,55%) xuống còn 65,67 USD/thùng.

Các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm chao đảo thị trường. Ông liên tục áp đặt rồi trì hoãn thuế quan đối với các nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ là Canada và Mexico, đồng thời nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, cả Trung Quốc và Canada đều áp thuế trả đũa.

Ông Trump tuyên bố nền kinh tế Mỹ đang trong "giai đoạn chuyển đổi" nhưng từ chối dự đoán liệu nước Mỹ có rơi vào suy thoái hay không. “Các nhà đầu tư bắt đầu định giá rủi ro về nguy cơ tăng trưởng chậm lại”, ông Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại ANZ lưu ý.

Về nguồn cung, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết OPEC+ đã đồng ý bắt đầu tăng sản lượng dầu từ tháng 4, nhưng có thể đảo ngược quyết định nếu thị trường mất cân bằng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…