Trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới được nhiều chuyên gia đánh giá là bước vào giai đoạn suy thoái kỹ thuật, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng âm hai quý liên tục và lạm phát ở mức đỉnh. Tuy nhiên số lượng việc làm mới được tạo ra vẫn ở mức tốt.
Mọi sự chú ý được đổ về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được công bố vào thứ Tư. Nó có ý nghĩa rất lớn đến quyết định của Fed trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
CPI của Mỹ dự kiến sẽ ở mức 8,7% trong tháng 7, giảm nhẹ so với mức 9,1% trong tháng trước. Nếu số liệu được công bố đúng như dự kiến, có thể lạm phát đã đạt đỉnh, nhưng nó vẫn ở mức cao nhất trong bốn mươi năm.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng, cũng là điều khiến thị trường có tâm lý dè chừng, với việc Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng vụ pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan trước đó cho biết hôm thứ Ba rằng Trung Quốc đang sử dụng các cuộc tập trận quân sự để phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi như một cái cớ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.
Một động thái như vậy sẽ có tác động nặng nề đến quan hệ giữa hai siêu cường kinh tế trên toàn cầu. Gây ảnh hưởng không nhỏ nên thị trường chứng khoán toàn cầu.