Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Á đã có mức tăng nhẹ vào hôm nay (8/6) sau khi sự phục hồi bất ngờ trong vấn đề việc làm của Hoa Kỳ đã tiếp thêm hy vọng cho sự phục hồi kinh tế nhanh chóng.
S&P 500 của Mỹ tăng 0,5%, đứng gần mức cao nhất kể từ cuối tháng 2. Trong khi đó, Nikkei 225 Nhật Bản mở cửa ở mức cao hơn 1%.
Chỉ số MSCI tăng 0,3% trong giao dịch sớm, với Kospi của Hàn Quốc tăng 1,4%.
Biên chế trong các ngành phi nông nghiệp tại Mỹ đã tăng thêm 2.509 triệu việc làm vào tháng trước - trái ngược với ước tính trước đó. Bộ Lao động Hoa Kỳ khi theo dõi chặt chẽ các báo cáo việc làm cũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 13,3% trong tháng trước so với mức 14,7% của tháng 4 - được coi là mức sụt giảm tồi tệ nhất chỉ sau thời điểm Thế chiến II. Các nhà kinh tế trước đó đã cảnh báo về khả năng tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt lên 19,8%.
Mặc dù có một số yếu tố rủi ro như biểu tình tại Hoa Kỳ và lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ 2, nhưng hy vọng mở cửa nền kinh tế vẫn đang đứng đầu, ông Masahiro Ichikawa, chiến lược gia cấp cao của Sumimoto Mitsu DS Asset Management nhận xét.
Giá trái phiếu Hoa Kỳ đã giảm, với lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên tới 0,959% vào thứ Sáu (5/6). Lợi nhuận trái phiếu Mỹ tăng mạnh trong vài ngày vừa qua, hướng sự tập trung nhiều hơn vào Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, nơi sẽ tổ chức một cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào tuần này.
Giá dầu tăng nhẹ sau khi OPEC, Nga và các bên đồng minh đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục cho đến cuối tháng 7. OPEC+ ban đầu vào tháng 4 đã đồng ý rằng họ sẽ cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5-6 để đẩy giá dầu. Việc cắt giảm sản lượng sẽ tiếp tục giảm xuống còn 7,7 triệu từ tháng 7 đến tháng 12 cuối năm. Dầu thô Brent đã tăng hơn 2% lên 43,32 USD/thùng trong khi dầu thô tương lai Mỹ tăng 2% lên 40,36 USD.
Giá vàng giảm xuống mức 1.681,0 USD/ounce, gần mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4.
Nguồn: Reuters