Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang: Chứng khoán thế giới giữ thế “phòng thủ”

Những diễn biến mới trong mối quan hệ Mỹ - Trung đầy căng thẳng khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang: Chứng khoán thế giới giữ thế “phòng thủ”

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tuột dốc và chứng khoán châu Á chịu áp lực trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Hai (27/7) khi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng trở nên xấu đi. 

S&P 500 giảm 0,2% trong khi Nasdaq mất 0,3%. Chỉ số Nikkei Nhật Bản đã giảm 1,3% trong phiên mở cửa sau cuối tuần kéo dài. 

Chỉ số MSCI không có nhiều thay đổi. 

Chứng khoán toàn cầu đã gần như “hụt hơi” vào cuối tuần trước sau khi Washington ra lệnh cho lãnh sự quán Trung Quốc tại bang Houston phải đóng, lập tức khiến Bắc Kinh tức giận và quyết định đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Thành Đô. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhắm mục tiêu mới vào Trung Quốc trong tuần trước, nói rằng Washington và các đồng minh phải “sáng tạo” hơn trong biện pháp và “quyết đoán” hơn trong lập trường để ép buộc chính phủ Trung Quốc phải thay đổi cách thức của họ. 

Theo ý kiến của ông Norihiro Fujito, chiến lược gia đầu tư chính của Mitsubish Securities cho biết: “Tổng thống Hoa Kỳ [Donald Trump] từng ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Nhưng giờ đây, ngôn từ của Ngoại trưởng Pompeo lại trở nên hung hăng hơn, đến mức khiến các thị trường bắt đầu lo lắng về nguy cơ căng thẳng song phương leo thang hơn nữa.”

Hy vọng về sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ cũng đang dần mờ đi khi sự phát triển của Covid-19 tại nước này chưa có dấu hiệu chậm lại.

Mối quan tâm về triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ bắt đầu đè nặng lên USD, đảo ngược mối tương quan nghịch đảo của đồng USD với tình trạng kinh tế trong vài tháng qua. Chỉ số đồng USD đứng ở mức thấp nhất trong gần 2 năm với 94.337. Đồng Euro đổi tay ở mức 1.16525 USD. So với yên Nhật, USD giảm 0,2% xuống còn 105,93 yên - gần mức thấp nhất trong bốn tháng. 

Giá vàng đã tăng lên 1.910 USD/ounce - gần chạm tới mức cao kỷ lục 1.920,4 USD/ounce của tháng 9/2011. Điều này là bởi căng thẳng Mỹ Trung khiến sức hấp dẫn của tài sản trú ẩn an toàn - như vàng - tăng cao, đặc biệt là những tài sản không gắn liền với bất kỳ quốc gia cụ thể nào. 

Giá dầu đã giảm trong giao dịch sớm do lo ngại về các mối quan hệ đang đà “trượt dốc” trên thế giới. Giá dầu Brent giảm 0,46% xuống 43,14 USD/thùng trong khi giá dầu thô tương lai của Mỹ mất 0,44% xuống còn 41,11 USD/thùng.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...