Chứng khoán tuần qua: Bất động sản và vật liệu xây dựng đua tranh

Dù không giữ được mốc 660 nhưng thị trường đã có một tuần giao dịch thành công. Cùng với dòng tiền sôi động, các mã, nhóm ngành đua nhau tạo sóng giúp hai chỉ số liên tiếp thiết lập các đỉnh cao, đặc
Chứng khoán tuần qua: Bất động sản và vật liệu xây dựng đua tranh
 Đáng chú ý trong tuần qua là sự bứt phá tăng vọt của nhóm cổ phiếu bất động và vật liệu xây dựng.
Được đánh giá là nhóm cổ phiếu có vốn hóa trung bình và dự báo có kết quả kinh doanh tốt trong quý II, các cổ phiếu trong nhóm bất động sản và vật liệu xây dựng với những mã điển hình như VCG, HUT, SCR, HPG, TLH… đã tăng mạnh trong tuần qua. Quán quân của bảng xếp hạng cũng thuộc nhóm vật liệu xây dựng nhưng là cái tên khá lạ lẫm - TMX của CTCP VICEM Thương mại xi măng, với mức tăng lên tới hơn 44%.
Thống kê từ đầu năm đến nay, TMX khá ấn tượng khi chỉ có duy nhất 1 phiên giảm sàn, còn lại là các phiên đứng giá tham chiếu hoặc tăng trần. Tuần qua là một tuần thành công nhất của TMX trong hơn nửa năm qua khi lần đầu tiên cổ phiếu này tăng ròng 5 phiên, trong đó có tới 4 phiên tăng trần. Dù giá tăng vọt nhưng thanh khoản của TMX vẫn chỉ nhúc nhắc với những phiên khớp vài trăm đơn vị, ngoại trừ phiên cuối tuần đột biến với lượng khớp lên tới 63.100 đơn vị.
Trong khi đó, với mức tăng đều đạt trên 25%, VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam và HUT của CTCP Tasco đã góp mặt trong bảng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất và có đóng góp lớn vào thanh khoản thị trường. Trong đó, khối lượng khớp lệnh của VCG đạt 23,85 triệu đơn vị, tương ứng 4,77 triệu đơn vị/phiên; còn khối lượng khớp lệnh của HUT đạt 16,71 triệu đơn vị, tương ứng 3,34 triệu đơn vị/phiên.
Ngoài ra, các mã khác trong nhóm bất động sản và vật liệu xây dựng như DLR của CTCP Địa ốc Đà Lạt và TPP của CTCP Nhựa Tân Phú cũng trải qua các phiên tăng mạnh liên tiếp và lọt vào bảng xếp hạng này.
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX
Giá ngày 8/7 Giá ngày 1/7 Biến động (%)
TMX

11.7

8.1

44,44

PJC

29.8

22.5

32,44

HKB

24.2

18.5

30,81

VGP

23.6

18.2

29,67

DLR

11.4

8.8

29,55

VTC

10.1

7.8

29,49

VCG

18.5

14.5

27,59

HUT

12.4

9.9

25,25

TFC

20.5

16.4

25

TPP

28.4

23

23,48

Ở chiều ngược lại, KHB của CTCP Khoáng sản Hòa Bình đón nhận tuần đầu tháng 7 khá ảm đạm.
Dù đà bán đã được chặn đứng ở phiên cuối tuần nhờ lực cầu tăng mạnh, KHB đã tăng trần với lượng khớp lớn 9,45 triệu đơn vị và dư mua trần gần 1,5 triệu đơn vị, nhưng cuộc tháo chạy của nhà đầu tư khiến KHB liên tiếp chứng kiến những phiên giảm sàn trước đó khiến cổ phiếu này không thể thoát khỏi tuần giảm mạnh.
Với mức giảm 25%, KHB trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần, tuy nhiên, thanh khoản tăng vọt với khối lượng giao dịch đạt 15,35 triệu đơn vị, tương ứng 3,07 triệu đơn vị/phiên. Đứng ở vị trí tiếp theo là CAN của CTCP Đồ hộ Hạ Long với 3 phiên giảm mạnh và 2 phiên đứng giá đã đẩy giá cổ phiếu này từ mức 32.000 đồng/CP xuống 25.000 đồng/CP, tương ứng giảm gần 22%. Hiện CAN chưa có báo cáo kết quả kinh doanh quý II, nhưng kết thúc quý I, CAN đạt doanh thu thuần 82,2 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt gần 1,7 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX
Giá ngày 8/7 Giá ngày 1/7 Biến động (%)
KHB

1.8

2.4

-25

CAN

25

32

-21,88

CTT

7.3

9

-18,89

PDC

5.7

6.9

-17,39

BXH

12.9

15.5

-16,77

HBS

2.7

3.2

-15,63

SDA

6.1

7.2

-15,28

NGC

8.5

9.9

-14,14

KDM

6

6.9

-13,04

TXM

6.7

7.7

-12,99

Trong khi đó, cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE là VRC của CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu, với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên tăng trần, cổ phiếu này đã tăng 2.200 đồng/CP, tương ứng tăng gần 33%.
Thanh khoản cũng cải thiện mạnh khi lần đầu tiên trong hơn nửa năm nay, khối lượng khớp lệnh của VRC lên đến vài trăm nghìn đơn vị (trước đó, lượng khớp lớn nhất chỉ lên đến hơn 50.000 đơn vị). Tổng cộng, khối lượng giao dịch của VRC đạt gần nửa triệu đơn vị, tương ứng 0,1 triệu đơn vị/phiên. Đứng ở vị trí thứ 2, cũng với mức tăng trên 30% là TLH của CTCP Thép Tiến Lên. Cũng như các mã nổi bật trong nhóm bất động sản, TLH liên tiếp tăng trần và giao dịch sôi động với các phiên khớp lệnh vài triệu đơn vị.
Vừa qua, TLH đã có công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2016 với doanh thu thuần đạt 1.468 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 214,55 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm (300 tỷ đồng) và EPS đạt 2.513 đồng/CP. Ngoài VRC và TLH, nhiều cổ phiếu trong nhóm bất động sản như DRH của CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước; SJS của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà; hay cổ phiếu trong nhóm vật liệu xây dựng như HT1 của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 cũng có mức tăng trên 20% và đều có chỗ đứng trong bảng xếp hạng Top 10 tăng mạnh nhất.
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE
Giá ngày 8/7 Giá ngày 1/7 Biến động (%)
VRC

8.9

6.7

32,84

TLH

11.9

9.1

30,77

DCL

31.2

24.6

26,83

DRH

77.5

62.5

24

SJS

26.5

21.5

23,26

KSB

94

77.5

21,29

PAC

49.5

41

20,73

HT1

36

30

20

SRF

26.4

22

20

VPS

29.7

24.9

19,28

Ở chiều ngược lại, anh em cùng họ và cũng là “người đồng hành” với KHB, KSA của CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận đã liên tiếp nằm sàn và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HOSE, với mức giảm hơn 23%. Nhà đầu tư dường như vô vọng khi KSA đã trải qua 11 phiên giảm sàn liên tiếp với lượng dư bán sàn lên tới vài chục triệu đơn vị trong từng phiên. Bên cạnh KHB, KSA, một cổ phiếu tí hon khác trong nhóm khoáng sản cũng trải qua những phiên giảm điểm và lọt vào bảng xếp hạng này là KSH của CTCP Đầu tư và Phát triển KSH với mức giảm hơn 16%. Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE
Giá ngày 8/7 Giá ngày 1/7 Biến động (%)
KSA

2.6

3.4

-23,53

ADS

12.5

15.6

-19,87

HVX

4.2

5.1

-17,65

TDW

36.2

43.8

-17,35

KSH

2.6

3.1

-16,13

CIG

2.8

3.3

-15,15

HAS

11.1

13

-14,62

DAT

20

23.1

-13,42

SPM

18.7

21.5

-13,02

TIC

10.8

12.3

-12,2

Thanh Thúy (ĐTCK)

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...