Chứng khoán Vietcap: VN-Index sẽ đảo ngược tình thế, tăng lên mốc 1.350 điểm trong cuối năm

Vietcap duy trì quan điểm, VN-Index sẽ đạt mốc 1.350 cho cuối năm 2024 và 1.550 cho cuối năm 2025 nhờ kinh tế vĩ mô phát triển, bất động sản phục hồi, lạm phát được kiểm soát và kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ được nâng hạng...

Chứng khoán Vietcap: VN-Index sẽ đảo ngược tình thế, tăng lên mốc 1.350 điểm trong cuối năm

Chứng khoán Vietcap vừa công bố báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2024. Đơn vị này cho biết vẫn duy trì quan điểm tích cực và giữ nguyên mục tiêu VN-Index đạt 1.350 cho cuối năm 2024 và 1.550 cho cuối năm 2025.

Nhóm phân tích cũng chỉ ra rằng, có 3 yếu tố tích cực sẽ hỗ trợ cho đà tăng của VN-Index. Thứ nhất là nền kinh tế tiếp tục phục hồi theo chu kỳ sẽ hỗ trợ thị trường lao động, cải thiện thu nhập hộ gia đình cũng như niềm tin của người tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững sẽ đẩy mạnh đà phục hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực tư nhân vào năm 2025. Tăng trưởng GDP mạnh sẽ thúc đẩy doanh thu, biên lợi nhuận và thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai là ngành bất động sản dần phục hồi. Chứng khoán Vietcap dự báo ngành bất động sản chỉ dần phục hồi vào năm 2024, nhưng giao dịch trên thị trường nhà ở ngày càng gia tăng sẽ cho thấy nút thắt phía nguồn cung đang được giải quyết và niềm tin của người mua đang dần phục hồi. Điều này cũng sẽ tạo niềm tin rằng lợi nhuận và khả năng gia hạn các khoản vay mới của ngân hàng sẽ không bị hạn chế quá mức bởi nợ xấu.

Thứ ba là lạm phát được kiểm soát, dự kiến Fed nới lỏng chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2024. Vietcap cho rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024. Lãi suất USD thấp hơn và đồng USD ổn định hơn sẽ giảm rủi ro tỷ giá USD/VND tăng, buộc Ngân hàng Nhà nước càng đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ cũng sẽ mang lại một môi trường hỗ trợ nhiều hơn cho dòng vốn phát triển tài sản thị trường.

ck2-8705.png
Nguồn: Chứng khoán Vietcap

Ngoài ra, một yếu tố hỗ trợ bổ sung tiềm năng là Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Việc được FTSE và MSCI phân loại là thị trường mới nổi sẽ mang lại dòng vốn đầu tư đáng kể từ các quỹ thụ động theo chỉ số thị trường mới nổi. Vietcap ước tính sơ bộ là khoảng 7 tỷ USD từ vốn hóa thị trường chỉ số.

Công ty cho rằng tài sản được quản lý (AUM) trong các quỹ thụ động được đánh giá theo chỉ số FTSE EM khá nhỏ hơn so với tài sản được đánh giá theo chỉ số MSCI EM. Nếu chỉ có FTSE – không phải MSCI – nâng hạng Việt Nam, thì dòng vốn thụ động có thể sẽ nhỏ hơn đáng kể so với dòng vốn đầu tư ước tính khi thị trường Việt Nam cùng được cả hai nhà cung cấp nâng hạng.

Song song với những yếu tố tích cực nêu trên, thị trường chứng khoán cũng đối mặt với nhiều rủi ro, gồm hoạt động xuất khẩu yếu hơn dự kiến. Dự báo đồng thuận cho thấy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu sẽ ‘hạ cánh mềm’, nhưng vẫn có rủi ro tác động trễ của việc Fed và ECB thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2022, 2023 và nền kinh tế Trung Quốc suy yếu có thể làm giảm nhu cầu đối với xuất khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm 2024 và 2025.

Trong nước, lập trường chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam bị chệch hướng. Các thách thức tiềm ẩn đối với quan điểm chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các cú sốc lạm phát hoặc tỷ giá USD/VND tăng quá mức. Việc chậm trễ trong phê duyệt đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng và khu vực tư nhân có thể dẫn đến tăng trưởng chậm hơn dự kiến

Cuối cùng, gián đoạn do xung đột địa chính trị ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, vốn FDI, giá hàng hóa. Giá hàng hóa nhìn chung tương đối ổn định trong 12 tháng qua bất chấp các cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Gaza, nhưng leo thang của các cuộc xung đột tại Ukraine và Gaza có thể dẫn đến tăng giá hàng hóa, gây áp lực lạm phát.

Việc tăng mạnh thuế nhập khẩu của Mỹ dưới thời tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 có thể dẫn đến lạm phát cao hơn dự kiến tại Mỹ, lãi suất ở Mỹ cao hơn và đồng USD mạnh hơn, đồng thời thương mại quốc tế và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn.

Nguồn: Chứng khoán Vietcap
Nguồn: Chứng khoán Vietcap

Đi sâu vào từng nhóm ngành, Vietcap cho biết các ngân hàng đã dẫn dắt đà tăng của thị trường với mức tăng ấn tượng 20% trong quý 1/2024 nhưng đà tăng của ngành giảm dần trong quý 2/2024 và kết thúc nửa đầu năm 2024 với mức tăng 13%.

Đội ngũ phân tích cho hay, nhóm cổ phiếu tiêu dùng có diễn biến tích cực trong nửa đầu năm 2024, đặc biệt là trong quý 2 khi dữ liệu kinh tế tiếp tục được cải thiện, du lịch tiếp tục phục hồi và kết quả kinh doanh của các cổ phiếu bán lẻ có dấu hiệu cải thiện.

Theo Vietcap, công nghệ là lĩnh vực có diễn biến tích cực nhất trong nửa đầu năm 2024 với mức tăng 55%, dẫn dắt bởi FPT, tăng 57% do "cơn sốt AI" toàn cầu thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Xem thêm

VN-Index thu hẹp đà giảm, song tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện

VN-Index thu hẹp đà giảm, song tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện

Sau khi giảm gần 10 điểm thì lực cầu có xu hướng gia tăng giúp VN-Index đóng cửa chỉ còn giảm điểm nhẹ. Dù thu hẹp đáng kể đà giảm, song tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện. Nhà đầu tư nên thận trọng, tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thêm trước khi mở thêm vị thế mua gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Sau thời gian gặp khó khăn, ngành thép đang phục hồi mạnh mẽ bởi sự khởi sắc của thị trường bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng, mở ra triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn trong các quý còn lại của năm 2024…

Ngành điện vẫn chìm trong “bóng tối”

Ngành điện vẫn chìm trong “bóng tối”

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành điện đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024. Trong đó, phần lớn các công ty đều phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận. Điều này phản ánh rõ những thách thức và khó khăn mà ngành điện đang phải đương đầu…

Có thể bạn quan tâm