Chuyển Công an điều tra vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan vừa chuyển hồ sơ một vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra theo thẩm quyền...

Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, hàng hóa vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của cơ quan chuyên ngành, nhưng doanh nghiệp không thực hiện.

Mới đây, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH TM XNK B.S.V.N xảy ra tại cảng Hiệp Phước. Vụ việc này do lực lượng chức năng có liên quan ở TP. Hồ Chí Minh phát hiện.

Trước đó, hồi cuối năm 2020, lực lượng chức năng thực hiện khám xét lô hàng chứa trong container do doanh nghiệp trên đứng tên nhập khẩu. Khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan thể hiện, hàng hóa nhập khẩu là phụ tùng xe máy, ô tô, nước giặt các loại.

Nhưng, kết quả khám xét, điều tra xác minh xác định hàng hóa trong container là máy móc và đồ gia dụng đã qua sử dụng, thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu và thực phẩm không được công bố, kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Tổng giá trị của hàng hóa lên đến hơn 8 tỷ đồng.

Chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh điều tra vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Theo lực lượng chức năng, có 295 mục hàng hóa nhập khẩu, gồm bánh kẹo, bột thực phẩm, cà phê, rượu mạnh, sữa bột, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hương liệu thực phẩm,… thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của cơ quan chuyên ngành, đồng thời phải có công bố vệ sinh an toàn thực phẩm và có chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Song, kể từ khi khám xét đến thời điểm cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố hình sự doanh nghiệp vẫn không xuất trình được các giấy phép, giấy tờ liên quan cho lô hàng nhập khẩu trên.

Đặc biệt, trong lô hàng còn có 24 mục hàng nhập khẩu là hàng điện tử, máy trò chơi, đồ gia dụng đã qua sử dụng, thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

Sau thời gian mở rộng điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp, Cục Điều tra chống buôn lậu đã khởi tố vụ án, đồng thời chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người kinh doanh, cố ý vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu thì tùy mức độ vi phạm mà có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 100 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vận tải vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp nặng hơn, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 188 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...