Chuyển giao vốn nhà nước tại Licogi về SCIC

Bộ Xây dựng chuyển giao 40,71% cổ phần sở hữu nhà nước tại Licogi, tương đương khoảng hơn 360 tỉ đồng, sang SCIC theo quy định.
Chuyển giao vốn nhà nước tại Licogi về SCIC

Sáng 26/12/2018, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng thành Tổng Công ty Licogi - CTCP (MCK: LIC) về SCIC.

Theo biên bản chuyển giao được ký kết, giá trị vốn đầu tư của nhà nước tại Licogi chuyển giao về SCIC là 366,4 tỉ đồng, chiếm 40,72% vốn điều lệ của Licogi.

Licogi là một Tổng công ty chuyên ngành xây lắp thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập từ năm 1960. Ngày 27/12/2010, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2363/TTg-ĐMDN về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Sông Đà, trong đó có Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng thành Tổng Công ty Licogi - CTCP. 

Sau 5 năm thực hiện các bước của quy trình chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần; Tổng công ty Licogi – CTCP đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ tháng 1/2016.

Tuy nhiên, kể từ sau cổ phần hóa đến nay, Licogi hoạt động kém hiệu quả, lỗ lũy kế lên hơn 530 tỉ đồng. Để làm rõ hiện trạng tài chính tại doanh nghiệp, Tổng công ty đã mời kiểm toán PwC vào rà soát lại sổ sách tài chính.

Ngày 12/11/2018, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 1456/QĐ-BXD “Về giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng thành Tổng Công ty Licogi - CTCP".

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...