Chuyển nhượng cổ phiếu VPBank: Ai? Tại sao? Thế nào?

Hơn 34,4 triệu cổ phiếu của VPB của Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Tín Tâm đã được chuyển quyền sở hữu cho ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật của Tín Tâm.
Chuyển nhượng cổ phiếu VPBank: Ai? Tại sao? Thế nào?

Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa phát đi thông báo chuyển quyền sở hữu chứng khoán của Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) do giải thể doanh nghiệp.

Theo đó, bên chuyển quyền sở hữu là Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Tín Tâm, còn bên nhận quyền sở hữu là ông Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1995). Số cổ phiếu nhận chuyển nhượng là 34,48 triệu cổ phiếu.

Với mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/6 là 49.500 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị số lượng cổ phiếu mà ông Cường hiện sở hữu trị giá 1.700 tỷ đồng.

Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Tín Tâm được thành lập tại Hà Nội vào tháng 7/2017, có địa chỉ tại tầng 6, tòa nhà Việt á, số 9 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Công ty này hoạt động 11 tháng (ngày cấp giấy phép: 20/07/2017; ngày hoạt động: 20/07/2017) thì tiến hành giải thể vào ngày 2/3/2018.

Tín Tâm có vốn điều lệ hơn 345 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thiết kế chuyên dụng, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, lắp đặt hệ thống điện, quảng cáo, tư vấn quản lý,…

Trước thương vụ chuyển nhượng giữa Tín Tâm và đại gia 9X, cổ phiếu VPB cũng từng là tâm điểm của nhiều giao dịch thỏa thuận lớn, giá trị hàng nghìn tỷ đồng khác.

Hồi tháng 4, công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Trang Thành cũng chuyển hơn 22,7 triệu cổ phiếu (chiếm 1,52% cổ phần đang lưu hành của VPBank) cho cá nhân tên Trần Quốc Anh Thuyên. Ngày hiệu lực chuyển quyền là 11/4, ước tính lượng cổ phiếu này có giá trị hơn 1.500 tỷ đồng.

Ngày 26/3 vừa qua, hai tổ chức là Công ty TNHH Đầu tư Đăng Quang và Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên đã thực hiện chuyển mỗi bên gần 50 triệu cổ phiếu cho 4 cá nhân bao gồm bà Đỗ Thị Mai (47,5 triệu cổ phiếu), bà Bùi Bích Hạnh (gần 2,5 triệu cổ phiếu), bà Trần Thị Hương (23,2 triệu cổ phiếu) và bà Đặng Thị Thanh Tâm (26,75 triệu cổ phiếu). Giá trị lượng cổ phần sang tay của hai tổ chức trên lên tới hơn 6.400 tỷ đồng.

Tương tự như Tín Tâm, cả ba công ty này đều có trụ sở tại Hà Nội, thành lập và hoạt động trong một thời gian ngắn sau đó giải thể vào tháng 2/2018, các cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phiếu đều là lãnh đạo các công ty này.

Được biết, VPBank dự kiến sẽ phát hành 452,47 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30,217% (100 cổ phiếu được nhận 30.217 cổ phiếu và không áp dụng đối với cổ tức ưu đãi.

Đồng thời, VPBank cũng sẽ phát hành 473,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 31,60% (100 cổ phiếu được nhận 316 cổ phiếu mới). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 19/6 và ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 18/6/2018. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá dự kiến là 9.256 tỷ đồng.lo

Ở thời điểm cuối tháng 5/2018 khi cổ phiếu VPBank giảm mạnh và vốn hóa VPBank bốc hơi 2,3 tỷ USD, vợ đại gia Ngô Chí Dũng tính chi trăm tỷ mua cổ phiếu ngay trong tháng 6 này. Nếu mua thành công bà Hoàng Anh Minh sẽ nắm giữ tổng cộng 72,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4,642% vốn điều lệ VPBank.

Ông Ngô Chí Dũng hiện đang nắm hơn 70 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 4,4732% vốn điều lệ VPBank. Ngoài ra, mẹ ruột ông Dũng là bà Vũ Thị Quyên cũng đang sở hữu hơn 66,5 triệu cổ phiếu VPB.

Tính tổng, cả gia đình đại gia Ngô Chí Dũng đang nắm giữ 204,4 triệu cổ phiếu VPBank. Số lượng cổ phần này sẽ tăng lên 209,4 triệu cổ phiếu sau khi bà Hoàng Anh Minh mua số cổ phiếu như đã đăng ký.

 >> VPBank có đang bị định giá quá thấp?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...